Mừng hay lo?

Khi Papua New Guinea chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC, một hội nghị mang tầm quy mô quốc tế đầu tiên diễn ra tại nước này (vào ngày 17-11), đã có một số lo ngại về việc liệu một trong những nước nghèo nhất Thái Bình Dương này có đủ khả năng chi trả và liệu họ có thể tận dụng cơ hội này để phát triển nền kinh tế hay không.

Khi Papua New Guinea chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC, một hội nghị mang tầm quy mô quốc tế đầu tiên diễn ra tại nước này (vào ngày 17-11), đã có một số lo ngại về việc liệu một trong những nước nghèo nhất Thái Bình Dương này có đủ khả năng chi trả và liệu họ có thể tận dụng cơ hội này để phát triển nền kinh tế hay không.

Hiện nay, điều quan trọng là rất ít người dân của thủ đô có ý kiến về những gì sẽ được thảo luận tại APEC vào ngày 17 và 18-11 tới hoặc những gì sẽ thay đổi vào thời điểm những nhà lãnh đạo rời đi. “APEC sẽ làm cho chúng ta giàu có như các quốc gia khác?”, Harriette Jack, một công dân 68 tuổi, đặt câu hỏi mà chắc hẳn chưa thể có câu trả lời chính xác. Không có gì ngạc nhiên khi trong thời gian diễn ra sự kiện, khả năng tổ chức và đảm bảo an toàn không chắc chắn của nước chủ nhà phần lớn đã làm lu mờ tin tức về chương trình nghị sự thực chất.

Trước tiên là công tác đảm bảo an ninh. Để đảm bảo an ninh, Papua New Guinea hiện đã triển khai tàu chiến, máy bay chiến đấu và các lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố từ nhiều quốc gia để đảm bảo an ninh tối đa cho lãnh đạo các nền kinh tế thế giới tham dự APEC. Khoảng 4.000 binh sĩ đã được triển khai để đảm bảo an ninh ở thủ đô Port Moresby. Nhưng một nửa trong số này là lực lượng nước ngoài. Papua New Guinea dự định tổ chức một sự kiện như thế nào với sự giúp đỡ từ các quốc gia thân cận, chủ yếu là Australia, Mỹ và New Zealand? Cả ba nước đều đã gửi các lực lượng đặc biệt để đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo thế giới. Trong khi đó, những khoản viện trợ từ Trung Quốc đã giúp xây dựng các trung tâm hội nghị lấp lánh và cải tạo những con đường trước cuộc họp.

Mặc dù hứa hẹn về một APEC về “giá rẻ”, chính phủ Papua New Guinea cũng đã mua 40 chiếc Maseratis để chở các đại biểu, động thái rõ ràng cho thấy cái giá mà một quốc gia nghèo khó như Papua New Guinea phải trả khi gia nhập sân chơi toàn cầu. Vấn đề quan trọng hơn đặt ra là chi phí đó xảy ra tại một thời điểm - 8 triệu người Papua New Guinea đang đối mặt nạn bùng phát dịch bệnh bại liệt và sự “hồi sinh” của bệnh sốt rét, và cuộc chiến đấu tranh để trả tiền cho giáo viên. Và nhiều người cho rằng, việc Papua New Guinea tham gia tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần này là “lành ít, dữ nhiều”.

Papua New Guinea nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh cách đây 5 năm, khi đất nước này được hưởng mức tăng trưởng hai con số. Và vì vậy, vẫn có những lạc quan về “cơ hội vàng” cho đất nước này sau hội nghị thượng đỉnh. “Đó là sự kiện một lần trong đời. Vì vậy chúng tôi rất biết ơn và cảm thấy may mắn khi được tổ chức sự kiện này”, một giáo viên tên Jesset Gilimusi nói với AFP. Rõ ràng, Papua New Guinea đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng khi đã đứng đăng cai tổ chức hội nghị, họ đang phải gạt sang một bên những khó khăn nội tại để tìm kiếm cơ hội mới.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_198343_mung-hay-lo-.aspx