'Mũi tiêm vàng' cứu sống trẻ bị sốc phản vệ khi tiêm chủng

Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Hiện tượng này rất nguy hiểm, thậm chí có thể nguy cấp tới tính mạng.

Tiêm chủng để phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ.

Tiêm chủng để phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết

Sốc phản vệ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm với các triệu chứng như kích thích, vật vã, mẩn ngứa, ban đỏ, mề đay, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, tiểu/đại tiện không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.

Phản ứng cấp tính sẽ thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm, kèm theo 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt hoặc phù nề toàn thân.

Trẻ có thể sốt cao (> 38,5oC); khóc thét, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét: Hiện tượng này thường dịu đi sau 1 ngày.

nhiên, ngay tại thời điểm đó, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ có thể bị co giật, thường là những cơn co giật toàn thân. Nặng hơn là trẻ bị nhiễm khuẩn huyết, bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng, biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng.

Cách xử trí

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng địnhtiêm chủng là vấn đề hết sức cần thiết đối với trẻ. Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định tiêm chủng mở rộng (TCMR) và tiêm chủng chống dịch là tiêm chủng bắt buộc.

Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ cho từng cá thể và cho cộng đồng. Nếu nhiều trẻ không được tiêm chủng đầy đủ cộng đồng không được bảo vệ thì bệnh dịch sẽ quay trở lại, bùng phát.

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm chủng có thể xảy những tai biến không đáng có. Đặc biệt là vấn đề sốc phản vệ, tuy những trường hợp này không nhiều.

Sau khi trẻ được tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường.

Trong vòng 1-2 ngày sau tiêm chủng, theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà về các dấu hiệu để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe: như tinh thần, thân nhiệt, tình trạng phát ban, phản ứng.

Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Các chuyên gia y tế dự phòng đặc biệt lưu ý từ năm 2017 đến nay, quy trình cấp cứu trẻ sốc phản vệ sau tiêm chủng đã được triển khai trên toàn quốc.

Những mũi tiêm "thần kỳ" đã cứu sống nhiều trẻ sốc phản vệ có nguy cơ đến tính mạng.

Theo PGS.TS. Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Hiện nay các y bác sĩ tại các điểm tiêm, cả tuyến xã, đã rất mạnh dạn tiêm Aderenaline. Thậm chí chỉ cần nghi ngờ là được tiêm, chỉ cần nghĩ đến là sốc phản vệ, thì cán bộ nhân viên y tế đã được phép áp dụng quy trình xử trí này, tiêm ngay cho trẻ một mũi tiêm Adrenaline (loại thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ)".

Đây là "mũi tiêm vàng", "thời điểm vàng" để cứu sống trẻ khi bị sốc phản vệ. Khi tiêm theo đúng quy định thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Mũi tiêm đó vô cùng có giá trị. Hầu như các cháu gặp phản ứng nặng sau tiêm vắc xin thoát được tử vong thì đều đã được xử trí tiêm mũi này từ tuyến xã.

Minh Châu

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/mui-tiem-vang-cuu-song-tre-bi-soc-phan-ve-khi-tiem-chung-4012994-v.html