Mũi khoan xuyên lòng đất từng suýt hủy diệt thế giới

Thí nghiệm 'Khoan đến tâm Trái Đất' đã được tiến hành trên bán đảo Kola, gần biên giới Na Uy và Phần Lan với mục tiêu ban đầu là 15 km nhằm tiếp cận được đến lớp Moho.

Thí nghiệm “Khoan đến tâm Trái Đất” đã được tiến hành trên bán đảo Kola, gần biên giới Na Uy và Phần Lan với mục tiêu ban đầu là 15 km nhằm tiếp cận được đến lớp Moho (ranh giới giữa lớp vỏ, lớp phủ của Trái Đất). Thí nghiệm này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về thành phần của nó và các cơ chế bên trong Địa Cầu theo như tuyên bố của chính phủ Liên Xô.

Thí nghiệm “Khoan đến tâm Trái Đất” đã được tiến hành trên bán đảo Kola, gần biên giới Na Uy và Phần Lan với mục tiêu ban đầu là 15 km nhằm tiếp cận được đến lớp Moho (ranh giới giữa lớp vỏ, lớp phủ của Trái Đất). Thí nghiệm này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về thành phần của nó và các cơ chế bên trong Địa Cầu theo như tuyên bố của chính phủ Liên Xô.

Đến năm 1989, sau sau gần 19 năm miệt mài khoan đào, các nhà khoa học Liên Xô đã khoan sâu tới 12km, nếu tiếp tục đào sâu thêm 30 – 50 km thì có thể gây ra sự thay đổi trong lớp kiến tạo vỏ Trái Đất. Và kết quả sau cùng là những cơn đại địa chấn khó lường cùng sự phun trào nham thạch có thể nhấn chìm cả tinh cầu trong biển lửa kinh hoàng và thế giới này có lẽ đã bị xóa sổ.

Săn tìm sự sống ngoài Trái đất vốn được nói đến trong các bộ phim viễn tưởng. Nhưng trong thực tế, điều này hoàn toàn có thật bởi chính con người tự mời người ngoài hành tinh với dự án “Săn tìm trí thông minh ngoài Trái Đất” hay còn gọi tắt là SETI (Search For Extraterrestrial Intelligence).

Mục đích của dự án này là phát các tín hiệu dạng sóng radio ra không gian ngoài Trái Đất để có thể dò tìm những bằng chứng về sự sống bên ngoài vũ trụ bao la và kiểm chứng xem chúng ta thật sự cô đơn trong vũ trụ hay không. Hiện tại, các nghiên cứu vẫn đang âm thầm được thực hiện bằng cách sử dụng mạng lưới kính thiên văn sử dụng sóng radio.

Tuy nhiên, nhiều khoa học có cái nhìn chẳng mấy thiện cảm về thử nghiệm này, đặc biệt là ông hoàng vật lý Stephen Hawking cũng cảnh báo rằng người ngoài hành tinh sẽ xâm chiếm Trái Đất trong tương lai nếu con người vẫn cứ tiếp tục “mở toang cửa” cho chúng tiến vào.

Trinity là mật danh của vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên được tiến hành vào ngày 16 tháng 7 năm 1945 như một phần của dự án Manhattan với sự công tác của 3 nước Hoa Kỳ, Anh và Canada trong Chiến tranh thế giới thứ 2, dẫn đầu bởi các chuyên gia vật lý hạt nhân sừng sỏ nhất thời bấy giờ như Robert Oppenheimer, Enrico Fermi và Edward Teller.

Mặc dù mang mật danh Trinity, nhưng cái tên chính thức của quả bom nguyên tử này là The Gadget (Tiện ích). Sở dĩ quả bom được đặt tên là The Gadget là vì trong giai đoạn “Dự án Manhattan” được triển khai, những từ liên quan đến bom đều được liệt vào hàng cấm kỵ vì nghi ngại gián điệp thâm nhập.

Khi đó, chính “cha đẻ của bom hạt nhân” J. Robert Oppenheimer lo ngại rằng quả bom có sức công phá tương đương với 20.000 tấn thuốc nổ TNT này có thể đã dẫn đến một phản ứng nhiệt hạch tự duy trì, về cơ bản sẽ đốt cháy toàn bộ bầu khí quyển trên Trái Đất, phá hủy cả New Mexico và thậm chí hủy diệt cả hành tinh.

Nếu con người muốn tạo ra một vụ nổ Big Bang và các hố đen thì thứ duy nhất có thể làm được điều đó chính là máy gia tốc hạt lớn Large Hadron Collider! Chiếc máy “tử thần” có khả năng cung cấp gia tốc mạnh nhất thế giới này được hoàn thành năm 2008, nằm bên dưới biên giới Pháp và Thụy Sĩ. Nó không chỉ là những công trình công nghệ thử nghiệm lớn nhất từng được xây dựng kéo dài đến 27 km mà còn là một nỗi kinh hoàng có thực của con người.

Họ đã không tạo ra một nguồn năng lượng nào đủ lớn để tạo ra một hố đen thực sự và trên khắp thế giới đã dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ bởi nhiều người tin rằng nếu các nguyên tử proton va chạm với nhau ở tốc độ gần vận tốc ánh sáng sẽ gây ra một sự nổ không thể đảo ngược. Nếu như các thử nghiệm được thực hiện thành công, cả hành tinh này sẽ bị nuốt trọn chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, người Mỹ đã lên kế hoạch cho nổ một quả bom hạt nhân trong từ quyển của Trái Đất nhằm vô hiệu hóa những thiết bị trong hệ thống tên lửa của Liên Xô. Và nó đã được biến thành thực tế trong thử nghiệm Starfish Prime tại vùng đảo Johnston trong Bắc Thái Bình Dương vào ngày 9/7/1962.

Mỹ đã cho nổ một vũ khí hạt nhân có sức công phá tương tương 1,4 triệu tấn thuốc nổ TNT trong từ quyển ở độ cao cách trái đất 400 km. Kết quả không nằm ngoài dự kiến khi quả bom phát nổ phát sáng hệt như Mặt Trời mọc, có thể thấy từ phạm vi 1.450 km và làm tắt cả đèn đường, mạng điện thoại ở Hawaii! Khủng khiếp hơn, Starfish Prime đã tạo ra một vành đai bức xạ nhân tạo suốt 5 năm và làm tê liệt đến 1/3 tất cả các vệ tinh trong quỹ đạo thấp.

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mui-khoan-xuyen-long-dat-tung-suyt-huy-diet-the-gioi-1485332.html