Mực nước biển dâng có thể đe dọa tới cuộc sống 480 triệu người

Theo nghiên cứu của Climate Central mới được công bố trên chuyên san Nature Communications, hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ mất nhà do mực nước biển dâng nhấn chìm các thành phố trong vòng 3 thập kỷ nữa. Cũng theo nghiên cứu này, toàn bộ miền Nam Việt Nam có thể nằm dưới mức đỉnh triều vào năm 2050. Trong đó, phần lớn thành phố Hồ Chí Minh có thể bị ngập. Khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hiện là nơi sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương 1/4 dân số Việt Nam.

Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu khí hậu Mỹ đã sử dụng một mô hình kỹ thuật số mới để ước tính độ cao khu vực ven biển cải thiện các số liệu trước đó.

Trước đó, hệ thống của NASA đo độ cao bằng cách sử dụng tín hiệu radar trên bề mặt Trái đất, bao gồm cây cối, tòa nhà chọc trời hoặc chính đơn giản là các vùng đất. Phương pháp này có thể đánh giá độ cao ở những nơi như rừng hoặc thành phố.

Nước biển dâng.

"Mối đe dọa toàn cầu từ mực nước biển dâng và lũ lụt ven biển lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ", Benjamin Benjamin Strauss, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu khí hậu Mỹ cho biết.

Để đưa ra những kết quả mới nhất liên quan đến vấn đề mực nước biển dâng, Strauss và nhà nghiên cứu Scott Kulp đã sử dụng một thuật toán đặc biệt để tinh chỉnh các ước tính độ cao của NASA để tính toán cho cây cối và các cấu trúc khác.

Các nhà nghiên cứu kiểm tra một loạt các kịch bản tiềm năng, bao gồm cả trường hợp xấu nhất, trong đó lượng khí phát thải không được kiểm soát và làm tan rã các vách băng ở Nam Cực khiến cho mực nước biển tăng mạnh. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, điều đó sẽ khiến 480 triệu người, trong điều kiện dân cư sống ngày nay, có nguy cơ mắc bệnh.

"Trong những thập kỷ tới, những tác động lớn nhất liên quan đến vấn đề tăng mực nước biển sẽ được cảm nhận rõ rệt hơn ở khu vực châu Á. Cụ thể như một số vùng ở: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan", các nhà nghiên cứu cho biết trong báo cáo.

"Chúng tôi biết rằng nó sẽ có tác động rất lớn. Nhưng thực tế khi chúng tôi nhìn vào quy mô toàn cầu và nhận ra gấp 3 lần số người có khả năng bị tổn thương, thực sự đã gây sốc", nhà nghiên cứu Kulp nhận định.

Cũng theo nghiên cứu này, mực nước biển toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 0,6 - 2,1m, có thể còn hơn nữa trong thế kỷ này. Tính toán dựa trên dữ liệu mới nhất và trí tuệ nhân tạo, số cư dân bị ảnh hưởng sẽ tăng gấp 3 so với dự báo trước đây.

Tại Thái Lan, hơn 10% dân số đang sống trong khu vực đất liền có nguy cơ bị ngập lụt, trong khi con số dự báo trước đó là 1%. Trong đó, thủ đô Bangkok, trung tâm kinh tế, chính trị của Thái Lan, cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Nghiên cứu trên dự báo, tới năm 2050, khu vực đất liền là nơi sinh sống của khoảng 300 triệu người trên thế giới sẽ chìm trong tình trạng ngập lụt, có thể hứng chịu các trận lụt nặng ít nhất một lần mỗi năm. Vào năm 2100, khu vực là nơi sinh sống của 200 triệu người sẽ vĩnh viễn nằm dưới mức đỉnh triều, khiến không thể sinh sống được tại các khu vực ven biển.

Theo nghiên cứu trên, khoảng 70% người dân có nguy cơ chịu cảnh lũ lụt triền miên hàng năm và nguy cơ bị ngập vĩnh viễn nằm ở 8 quốc gia châu Á gồm: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, và Nhật Bản.

P.V (tổng hợp)

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/muc-nuoc-bien-dang-co-the-de-doa-toi-cuoc-song-480-trieu-nguoi-20191031150640666.htm