Mưa lũ tại miền Bắc gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai cho biết, mưa lũ trong ít ngày qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Cụ thể, tại Phong Thổ (Lai Châu) đã có 6 người chết, 2 người bị thương và 7 người mất tích. Bên cạnh đó, nhiều diện tích hoa màu, tài sản của người dân bị lũ cuốn trôi, giao thông trên tuyến đường từ xã Dào San đi các xã Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu, Ma Ly Chải bị tê liệt hoàn toàn. Trong đó, thiệt hại lớn nhất là xã Vàng Ma Chải với 5 người chết và 6 người mất tích.

Mưa lớn gây sạt lở tại Lai Châu làm nhiều người thương vong và mất tích.

Ngoài ra, xã Mù Sang có 1 người chết là bà Lý Thị Chà (64 tuổi, vợ liệt sĩ); 2 người bị thương là: Ma A Sình (15 tuổi), cháu bà Chà và bà Ngà Thị Dở (52 tuổi).

Xã Vàng Ma Chải có 5 người chết gồm: Phàn Lở Mẩy (SN 1988), Lý Láo Tả (SN 2002), Lý Láo Lở, Lý Láo San, Lý Láo Tả (chưa rõ tuổi) đều thuộc bản Nhóm I.

Hiện tại, huyện này còn 7 người mất tích gồm: Tẩn Chỉn Xèng (SN 1985), Chẻo U Mẩy (SN 1986), Tẩn Thị Thảo (SN 2010), Chẻo Tả Mẩy (SN 1984), Lý Y Phủ (chưa rõ tuổi) đều ở bản Nhóm I, II,III; Chẻo Thị Trà My (SN 2014) ở bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải và Đào Thị Trúc (SN 1969) ở xã Dào San.

Bước đầu đã ghi nhận thiệt hại do mưa lũ đối với sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, 275,5ha lúa bị ngập úng (Lai Châu: 20,5ha, Cao Bằng: 255ha); 25ha đất nông nghiệp bị xói trôi, bồi lấp không khôi phục được (Cao Bằng); gia súc bị chết, cuốn trôi 91 con (Cao Bằng); gia cầm bị chết, cuốn trôi 18.775 con (Cao Bằng); diện tích nuôi thủy sản bị cuốn trôi: 8,35ha (Cao Bằng).

Một số tuyến đường liên xã bị sạt lở, khối lượng sạt lở sơ bộ hơn 50m3 đất đá, gây ách tắc giao thông tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Riêng Cao Bằng bị thiệt hại về một số công trình thủy lợi nhỏ, 2 công trình văn hóa và 2 điểm trường học do ngập lũ và bồi lấp.

Trước diễn biến trên, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, ông Nguyễn Trường Sơn, đề nghị các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, mai táng người bị thiệt mạng; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói, khát.

Trước cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất và lũ quét có thể tiếp diễn tại Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai cũng đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất để chủ động sơ tán, di dời dân cư đảm bảo an toàn. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, các ngầm, tràn.

Trong khi đó tại khu vực Tây nguyên, vào sáng 5/8 có mưa to ở tỉnh Gia Lai, có nơi mưa rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Lượng mưa trong 3-4 giờ qua tại một số nơi như sau: Thủy điện Ia Grai1 100.8mm, Thủy điện Ia Hrung 25,8mm, Thủy điện Ia Grai3 32m. Nhận định trong vài giờ tới khu vực này tiếp tục có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Sau đó có thể xuất hiện nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất ở tỉnh Gia Lai, đặc biệt là các huyện Ia Grai, Ia H'Drai.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/8, Bắc Bộ trời mưa lớn và dông mạnh. Riêng các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Phú Thọ có mưa rất lớn, rủi ro thiên tai đạt cấp độ 2. Dự báo, mùa mưa năm nay sẽ kết thúc sớm vào nửa đầu tháng 9, trong đó tháng 8 là cao điểm với lượng mưa vượt trung bình nhiều năm khoảng 30%.

Cụ thể, tại Phong Thổ (Lai Châu) đã có 6 người chết, 2 người bị thương và 7 người mất tích. Bên cạnh đó, nhiều diện tích hoa màu, tài sản của người dân bị lũ cuốn trôi, giao thông trên tuyến đường từ xã Dào San đi các xã Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu, Ma Ly Chải bị tê liệt hoàn toàn. Trong đó, thiệt hại lớn nhất là xã Vàng Ma Chải với 5 người chết và 6 người mất tích.

Ngoài ra, xã Mù Sang có 1 người chết là bà Lý Thị Chà (64 tuổi, vợ liệt sĩ); 2 người bị thương là: Ma A Sình (15 tuổi), cháu bà Chà và bà Ngà Thị Dở (52 tuổi).

Xã Vàng Ma Chải có 5 người chết gồm: Phàn Lở Mẩy (SN 1988), Lý Láo Tả (SN 2002), Lý Láo Lở, Lý Láo San, Lý Láo Tả (chưa rõ tuổi) đều thuộc bản Nhóm I.

Hiện tại, huyện này còn 7 người mất tích gồm: Tẩn Chỉn Xèng (SN 1985), Chẻo U Mẩy (SN 1986), Tẩn Thị Thảo (SN 2010), Chẻo Tả Mẩy (SN 1984), Lý Y Phủ (chưa rõ tuổi) đều ở bản Nhóm I, II,III; Chẻo Thị Trà My (SN 2014) ở bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải và Đào Thị Trúc (SN 1969) ở xã Dào San.

Bước đầu đã ghi nhận thiệt hại do mưa lũ đối với sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, 275,5ha lúa bị ngập úng (Lai Châu: 20,5ha, Cao Bằng: 255ha); 25ha đất nông nghiệp bị xói trôi, bồi lấp không khôi phục được (Cao Bằng); gia súc bị chết, cuốn trôi 91 con (Cao Bằng); gia cầm bị chết, cuốn trôi 18.775 con (Cao Bằng); diện tích nuôi thủy sản bị cuốn trôi: 8,35ha (Cao Bằng).

Một số tuyến đường liên xã bị sạt lở, khối lượng sạt lở sơ bộ hơn 50m3 đất đá, gây ách tắc giao thông tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Riêng Cao Bằng bị thiệt hại về một số công trình thủy lợi nhỏ, 2 công trình văn hóa và 2 điểm trường học do ngập lũ và bồi lấp.

Trước diễn biến trên, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn đề nghị các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, mai táng người bị thiệt mạng; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói, khát.

Trước cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất lũ quét sẽ tiếp tục xảy ra tại Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai cũng đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất để chủ động sơ tán, di dời dân cư đảm bảo an toàn. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, các ngầm, tràn.

Trong sáng 5/8, tại tỉnh Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Trong 3-4 giờ qua, một số nơi thuộc các tỉnh Gia Lai có mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa trong 3-4 giờ qua tại một số nơi như sau: Thủy điện Ia Grai1 100.8mm, Thủy điện Ia Hrung 25,8mm, Thủy điện Ia Grai3 32m. Nhận định trong 1-3 giờ tới, khu vực này tiếp tục có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong 3-6 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất ở tỉnh Gia Lai, đặc biệt là các huyện Ia Grai, Ia H'Drai.

KHÁNH VÂN

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/mua-lu-tai-mien-bac-gay-thiet-hai-lon-ve-nguoi-va-tai-san-d77688.html