Mùa lạnh nên ăn gì và không ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Trời trở lạnh, nhiệt độ thấp, khiến sức đề kháng cơ thể yếu kém và nhiều người có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm. Chính vì vậy, việc ăn uống đủ dưỡng chất giúp cơ thể nâng cao thể trạng chống lại với thời tiết lạnh và bệnh tật.

Mùa lạnh nên ăn gì và không ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Mùa lạnh nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một trong những chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt, canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu nướu răng, vết thương chậm lành. Chính vì vậy, để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nguy cơ nhiễm virut do cảm lạnh, chúng ta cần tăng cường vitamin C.

Vitamin C cũng là một chất chống ôxy hóa quan trọng trong huyết tương, trong các dịch ngoài tế bào khác và trong các tế bào. Thực phẩm giàu vitamin C là những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật, đặc biệt gan và thận được xem là có nguồn vitamin C đáng kể.

Trong hoa quả, nhất là cam, chanh, bưởi, quýt chứa nhiều vitamin C và bioflavonoid, giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý vitamin C bị mất rất nhiều trong quá trình bảo quản, chế biến.

Thực phẩm giàu Vitamin D

Là một loại vitamin khá đặc biệt so với những loại khác. Ngoài khả năng giúp xương chắc khỏe nhờ điều phối chuyển hóa canxi, vitamin D còn có vai trò đối với hệ miễn dịch. Theo đó, vitamin D giúp hấp thu canxi, tham gia điều hòa một số men, chức năng bài tiết insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch. Những đối tượng trong diện có nguy cơ cao như người cao tuổi, trẻ nhỏ rất cần bổ sung vitamin D liều dự phòng. Một lượng 400 IU/ngày(10mg) được khuyến nghị cho trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thực phẩm giàu vitamin D có trong trứng, sữa, bơ, gan cá... Ngoài ra, nấm có một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Nấm có khả năng giảm huyết áp, giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đau nửa đầu, và duy trì quá trình trao đổi chất.

Thực phẩm giàu canxi

Khi thời tiết lạnh nhiệt độ thấp rất dễ gây nên những cơn chuột rút ở chân, để phòng tránh hiện tượng này, cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi (giúp đảm bảo tốt sự dẫn truyền các xung động thần kinh, dự phòng một cách hiệu quả nguy cơ chuột rút trong mùa Đông). Có thể bổ sung nguồn canxi trong các thực phẩm như sữa và chế phẩm như sữa tươi, sữa chua, phó mát, sữa đậu nành. Một số loại ngũ cốc và hạt đậu cũng có lượng canxi cao nhưng hấp thu kém hơn sữa. Canxi có thể tìm thấy trong thịt, cá, tôm, cua. Ở một số trường hợp như phụ nữ mang thai, người sau ốm, trẻ nhỏ cần bổ sung can xi theo đường uống cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng nâng cao thể trạng cần ăn thức ăn ấm nóng, gia vị như tỏi, gừng; các loại rau mầm và uống đủ nước rất tốt cho cơ thể.

Những thực phẩm nên tránh sử dụng vào mùa lạnh

Thực phẩm có tính hàn

Tuyệt đối không được sử dụng những thực phẩm có tính hàn như rau câu, dưa chuột, dưa hấu, nghêu, sò, lươn, tôm cua… trong những ngày lạnh để phòng tránh nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, dễ mắc chứng đau bụng và khiến cơ thể giữ nhiệt kém hơn.

Nếu sử dụng nhiều các loại thức ăn này sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu năng lượng và suy giảm sức đề kháng. Nên thay thế nhóm thực phẩm này bằng các loại thịt để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời giúp giữ nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Trái cây sấy khô

Trái cây được sấy khô đã mất một lượng lớn nước và các vitamin đồng thời có hàm lượng đường cực cao. Vì vậy, sử dụng thực phẩm này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng và gây bệnh. Thậm chí nó còn dẫn đến nguy cơ bị béo phì và khiến cơ thể mất nhiệt nhanh chóng hơn.

Chỉ cần dùng một lượng nhỏ hoa quả sấy khô (tương đương ¼ lượng hoa quả tươi hàng ngày) cũng đủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thêm 1% so với những người không sử dụng.

Trứng gà & các thực phẩm giàu Omega 6

Trong những ngày thời tiết lạnh giá, nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 6 như trứng gà, dầu bắp, dầu mè hay các loại dầu thực vật khác để hạn chế nguy cơ bị viêm khớp, hen suyễn. Dùng quá nhiều thực phẩm chứa omega 6 có thể khiến tuần hoàn máu rối loạn và tăng nguy cơ đông máu. Lượng omage 6 tối đa nên nạp vào cho cơ thể chỉ nên duy trì ở mức 6,6g mỗi ngày.

Kem và đồ ăn lạnh

Những món ăn lạnh như kem, sữa chua hay nước đá là thực phẩm tuyệt đối nên tránh sử dụng trong những ngày lạnh. Những món ăn này sẽ khiến thân nhiệt bị giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, thậm chí có thể dẫn tới cảm lạnh.

Những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông

Cháo bột yến mạch

Cháo bột yến mạch là thứ đồ ăn rất phù hợp khi mà thời tiết ngày càng lạnh dần. Loại cháo này được chế biến từ ngũ cốc nên giàu chất xơ, các loại protein từ thực vật. Do vậy mà chỉ cần ăn một bát cháo yến mạch cũng có thể giúp bạn có đủ năng lượng suốt một thời gian dài.

Khi nhắc đến thành phần của cháo bột yến mạch không thể bỏ qua tinh bột. Những nghiên cứu trong dinh dưỡng đều chỉ ra rằng: Chỉ cần 3g tinh bột trong thành phần của cháo bột yến mạch mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm từ 5 – 10% lượng cholesterol xấu.

Cacao nóng

Một cốc cacao nóng cũng đủ khiến cơ thể ấm áp trong ngày đông giá rét.

Ngoài ra, nếu sử dụng socola đen trong các bữa ăn hàng ngày cũng cải thiện sức khỏe đáng kể. Một loại flavonoids có trong thành phần của cacao là chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm những nguy hại từ các gốc tự do - mầm mống của bệnh tim mạch, và bệnh ung thư. Cũng nhờ cacao có chứa flavonoid nên các tế bào máu ít bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do.

Cải Brussel

Ăn bắp cải tí hon sẽ giúp cơ thể chúng ta chống lại những giá lạnh của mùa đông rất hiệu quả. Thành phần chính trong cải Brussel phải kể tới như chất xơ, phytonutrients, trong đó vitamin C chiếm 74,8 mg. Mặc dù không điều trị hoàn toàn được những cơn sổ mũi nhưng vitamin C lại nhanh chóng xoa tan chứng cảm lạnh.

Vị đắng lạ miệng của cải brussel không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể khi trời trở rét.

Súp bí đỏ

Đối với những người thiếu vitamin A, dưỡng chất cần thiết tăng cường thị lực thì nên ăn các món được chế biến từ bí đỏ. Những phụ nữ độ tuổi trưởng thành cần 0,7mg/ngày.

Với những người muốn giảm lượng calo thì bí ngô cũng là lựa chọn hàng đầu do mang đặc tính chống oxy hóa của beta-carotene – hoạt chất khá phổ biến trong những thực phẩm sáng màu, có khả năng chống ung thư cao.

Ớt

Quả ớt chứa hợp chất có tên là capsaicin giúp hương vị món ăn thêm cay, nóng, đậm đà, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như hạn chế sự tích tụ chất béo.

Vị cay, nóng của quả ớt làm nóng cơ thể. Đối với những món ăn giàu chất béo thì capsaicin sẽ giảm trọng lượng cơ thể tới 8%. Theo các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc thì hạt trong quả ớt chứa protein nên nhờ đó mà các cơ luôn săn chắc.

Quả bơ

Lượng chất béo không bão hòa đơn có trong thành phần của quả bơ giúp giảm lượng cholesterol không tốt, đồng thời cung cấp dưỡng chất đi nuôi các tế bào.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ: Trái bơ còn khiến chúng ta có cảm giác no, duy trì năng lượng cho cơ thể. Còn nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lại chỉ ra rằng ăn 1/5 trái bơ có thể tăng độ hài lòng lên đến 23%trong khoảng 5 giờ.

Quả óc chó

Điều tuyệt vời hơn là trong quả óc chó có chứa axit alpha-linolenic – loại axit béo omega-3 tăng cường sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy: Những người sử dụng quả óc chó, tinh dầu óc chó hay tinh dầu hạnh nhân đều khắc phục được bệnh huyết áp hiệu quả hơn những người bổ sung rất ít lượng axit alpha-linolenic cho cơ thể.

Táo

Táo là loại quả vị ngọt tuyệt hảo trong mùa thu. Được dùng để tăng cường hệ tiêu hóa nhờ thành phần trong quả táo giàu chất xơ hòa tan, và chất xơ không hòa tan. Từ đó các nghiên cứu khoa học cũng cho hay: Một quả táo trung bình, chưa gọt vỏ chứa 4,4 gam chất xơ.

Để tăng cường chất chống oxy hóa khi dùng táo, chúng ta nên rắc ít bột quế lên miếng táo. Các chuyên gia cho biết thêm: Lượng nước trong 1 quả táo chiếm khoảng 86%. Có thể nói táo cũng là loại thực phẩm giúp cơ thể giữ nước hiệu quả.

Khoai lang

Tương tự quả bí ngô, khoai lang đặc biệt giàu vitamin A. Chỉ cần 1 củ khoai nướng trung bình cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn thế nữa, trong thành phần của khoai lang còn có vitamin C, kali, canxi, và ít sắt.

Không chỉ vậy, ăn khoai lang còn có tác dụng chống ung thư rất hiệu nghiệm.

Bí đao

Không chỉ chứa vitamin C, canxi hầu hết các loại bí đao đều chứa kali. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những bữa ăn giàu kali có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ lên đến 21%, hạn chế mắc bệnh tim mạch. Thành phần trong bí đao còn là vitamin A, chất xơ.

Trà gừng

Tính chất của gừng là sinh nhiệt nên giúp giữ ấm cho cơ thể. Cững từ đặc tính này nên gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu.

Tin nên đọc:

Minh Anh (Tổng hợp)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/mua-lanh-nen-an-gi-va-khong-an-gi-de-tot-cho-suc-khoe-87236.html