Mua khoai tây về cứ làm theo cách này, đảm bảo để cả tháng cũng không sợ mọc mầm

Bảo quản đúng cách có thể kéo dài thời hạn sử dụng của khoai tây và giữ an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

Tránh xa ánh sáng

Ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng huỳnh quang có thể khiến vỏ khoai tây sản xuất chất diệp lục và chuyển sang màu xanh không mong muốn.

Trong khi chất diệp lục làm cho vỏ khoai tây có màu xanh lá cây là vô hại, phơi nắng có thể tạo ra một lượng lớn chất hóa học độc hại gọi là solanine.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mọi người nên loại bỏ khoai tây xanh vì nồng độ solanine cao. Solanine tạo ra vị đắng và gây cảm giác nóng rát ở miệng hoặc họng cho những người nhạy cảm với nó.

Solanine cũng gây ngộ độc cho con người khi ăn với số lượng nhiều và có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Thậm chí, một vài trường hợp tử vong đã được báo cáo.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia có các hướng dẫn bắt buộc giới hạn lượng solanine trong khoai tây thương mại dưới 200 mg/kg, vì vậy đây không phải là mối quan tâm chung.

Solanine hầu như chỉ nằm trong vỏ và khoảng 3,2 mm phần thịt gần vỏ.

Nên giữ khoai tây trong nhiệt độ mát

Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản khoai tây là dưới 10 độ C (từ 6-10 độ C). Ở nhiệt độ này, khoai có thể tươi trong vài tháng nếu được bảo quản đúng cách. Ở nhiệt độ 10-15 độ C, được cất trong chỗ tối, khô và thoáng, khoai vẫn thơm ngon trong 2 tuần đến một tháng. Bạn lưu ý, tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng mùi vị và màu sắc của khoai (khiến tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, khiến nó có vị quá ngọt và đổi màu đen sẫm khi nấu lên).

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Tránh xa các thực phẩm khác

Nhiều loại trái cây và rau quả giải phóng khí ethylene khi chúng chín, giúp làm mềm trái cây và tăng hàm lượng đường.

Nếu được bảo quản gần nhau, sản phẩm chín có thể làm cho khoai tây sống nảy mầm và mềm nhanh hơn.

Do đó, không bảo quản khoai tây gần trái cây và rau quả chín, đặc biệt là chuối, táo, hành tây và cà chua, vì chúng giải phóng một lượng lớn ethylene.

Mặc dù không có nghiên cứu nào xem xét khoai tây nên được giữ xa trái cây hoặc rau quả chín như thế nào, việc lưu trữ ở hai đầu đối diện của một phòng đựng thức ăn mát mẻ, tối, thông thoáng có khả năng hiệu quả.

Các dấu hiệu của một củ khoai cần loại bỏ là

1. Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.

2. Khoai bị mọc mầm: Thường kèm theo vỏ xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng.

3. Khoai mục nát: Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.

Những lưu ý

Không nên rửa khoai trước khi bảo quản: bởi rửa nước dễ khiến khoai bị hư thôi. Giữ khoai tây càng khô càng tốt. Nếu khoai dính nhiều đất cát, chờ cho đất khô rồi dùng bàn chải đánh răng cọ nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi đem đi chế biến.

Nếu để khoai trong tủ lạnh, hãy làm khoai ấm dần bằng nhiệt độ phòng trước khi nấu.

Nếu khoai đã bị cắt, nên nấu càng sớm càng tốt, Còn không thể nấu ngay, bạn có thể cho khoai vào nước lạnh, cách này có thể bảo quản khoai trong 2-3 ngày.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mua-khoai-tay-ve-cu-lam-theo-cach-nay-dam-bao-de-ca-thang-cung-khong-so-moc-mam/20200911092853932