Một vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đã được chế tạo để giảm lượng rác thải trên trái đất

Vệ tinh nhân tạo làm bằng gỗ này được chế tạo tại Nhật Bản với mong muốn giảm lượng rác thải không gian ảnh hưởng đến môi trường Trái Đất

 Rác thải vũ trụ là một bài toán "đau đầu" với các cơ quan hàng không vũ trụ trên thế giới (Ảnh: Independent)

Rác thải vũ trụ là một bài toán "đau đầu" với các cơ quan hàng không vũ trụ trên thế giới (Ảnh: Independent)

Nhật Bản có thể sẽ sớm sản xuất thành công vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. Những vệ tinh nãy sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi chúng quay trở lại Trái Đất mà không giải phóng chất độc hại vào khí quyển. Đây được coi là một trong những nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng rác thải vũ trụ đang gia tăng. Sumitomo Lam nghiệp, một công ty chế biến gỗ có trụ sở tại Nhật Bản, cho biết họ đang nghiên cứu loại gỗ phù hợp với môi trường chân không trong không gian.

Để hiện thực hóa ý tưởng này, Sumitomo Forestry và Đại học Kyoto đã bắt tay hợp tác nghiên cứu, thử nghiệm vật liệu này trong môi trường khắc nghiệt trên trái đất. Theo đại diện của công ty, vệ tinh làm bằng vật liệu gỗ sẽ sẵn sàng vào năm 2023. Theo BBC, sự hợp tác nói trên nhằm giải quyết vấn đề rác thải vũ trụ gây ảnh hưởng đến môi trường trái đất.

Taka Doi, một phi hành gia, đồng thời là giáo sư tại Đại học Kyoto cho biết :" Chúng tôi rất lo ngại về thực tế là tất cả các vệ tinh đi vào lại bầu khí quyển của Trái đất sẽ cháy và tạo ra các hạt alumin nhỏ, chúng sẽ lơ lửng trên đỉnh khí quyển trong nhiều năm".

Tuy nhiên, những vệ tinh bằng gỗ chúng có thể bắt lửa ngay lập tức khi thực hiện quá trình hồi quyển, và không tạo ra những "cơn mưa" mảnh vụn có thể rơi xuống đất.

Mô phỏng vệ tinh nhân tạo được làm bằng gỗ (Ảnh: Dailymail)

Theo ước tính của Cơ quan Hàng không Vũ trụ, có khoảng 28.000 vệ tinh đang hoạt động xung quanh trái đất. Tuy nhiên, so với lượng "rác không gian" quay hành tinh của chúng ta thì con số này vẫn chưa là gì. Rác không gian bao gồm các vật thể do con người tạo ra, chẳng hạn như các mảnh tàu vũ trụ, các mảng sơn nhỏ từ tàu vũ trụ, các bộ phận của tên lửa, vệ tinh không còn hoạt động hoặc mảnh vụn còn sót lại của các vật thể sau khi phát nổ trên quỹ đạo bay xung quanh, theo Nasa.

Người ta ước tính rằng có khoảng 3.000 vệ tinh đã chết (tức là đã ngừng hoạt động) vẫn đang quay quanh trái đất. Đó là chưa kể 900.000 mảnh vỡ có kích thước nhỏ hơn 10 cm đang "khuấy động" trên quỹ đạo, nếu một hoặc nhiều mảnh vỡ va chạm với một vệ tinh có thể gây ra thảm họa.

Vào tháng 10 năm nay hai mảnh rác vũ trụ lớn suýt va chạm với nhau. Theo một báo cáo trên tạp chí "National Geographic", hai vật thể này là một vệ tinh dẫn đường đã ngừng hoạt động của Nga được phóng vào năm 1989 và một bộ phận tên lửa đã qua sử dụng của Trung Quốc được phóng vào năm 2009. Vụ nổ sẽ tạo thành một đám mây mảnh vụn gây nguy hiểm cho các vệ tinh và tàu vũ trụ khác trong nhiều thập kỷ.

Đây được coi là vấn đề nan giải, khiến các cơ quan hàng không vũ trụ trên thế giới phải nỗ lực giải bài toán “đau đầu”. Mới đây, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã đưa ra một ý tưởng vô cùng độc đáo để dọn dẹp rác không gian. Theo đó, những tàu vũ trụ có hình dạng như một chiếc móng vuốt khổng lồ sẽ được đưa vào quỹ đạo để "kẹp" vệ tinh đã ngừng hoạt động và dẫn nó trở lại bầu khí quyển - toàn bộ "móng vuốt" vệ tinh sẽ tự bốc cháy.

Dịch tổng hợp từ Independent, BBC, Dailymail

Minh Quang

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/mot-ve-tinh-nhan-tao-bang-go-da-duoc-che-tao-de-giam-luong-rac-thai-tren-trai-dat-post141687.html