Một vài câu hỏi thường gặp về thuốc kháng nấm tại chỗ và tác dụng phụ của thuốc

Điều trị nấm da bằng thuốc kháng nấm tại chỗ đem lại hiệu quả nhất định đối với người bệnh nấm da. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai có thể khiến tình trạng nấm da càng trở nên trầm trọng.

Nội dung:

1. Thuốc kháng nấm tại chỗ có tác dụng phụ hay không?
1.1. Thuốc kháng nấm điều trị nấm da dạng kem, xịt, chất lỏng
1.2. Thuốc kháng nấm dưới dạng uống
1.3. Thuốc kháng nấm dạng tiêm gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như thế nào?
2. Thời gian điều trị thông thường của các loại thuốc điều trị nấm da
3. Đối tượng không thể sử dụng thuốc điều trị nấm da
4. Có thể tự mua thuốc trị nấm da hay không?

Thông thường, các loại thuốc điều trị nấm da dù ở dạng nào cũng rất ít gây ra tác dụng phụ. Nhưng nếu không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, bạn có thể khiến quá trình điều trị bệnh nấm da của mình trở nên vô nghĩa.

1. Thuốc kháng nấm tại chỗ có tác dụng phụ hay không?

Hầu hết các loại thuốc kháng nấm tại chỗ không gây ra tác dụng phụ. Tùy thuộc vào từng loại thuốc mà sẽ gây ra một vài tác dụng phụ nhẹ và nặng khác nhau. Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc kháng nấm tại chỗ qua từng dạng thuốc điều trị.

1.1. Thuốc kháng nấm điều trị nấm da dạng kem, xịt, chất lỏng

Điều trị nấm da dù ở loại kem, dạng thuốc xịt, chất lỏng hay dầu gội đầu chống nấm thông thường đều không gây tác dụng phụ và rất dễ sử dụng.

Cũng có một số trường hợp người bệnh nấm da khi sử dụng thuốc kháng tại chỗ để điều trị nấm da gặp một vài triệu chứng như:

- Xuất hiện tình trạng ngứa.

- Người bị nấm có thể bị rát hoặc đỏ tại chỗ bôi thuốc.

Đây đều là các phản ứng thông thường khi điều trị nấm da. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ở trên trở nên nghiêm trọng thì bạn nên ngừng sử dụng các loại thuốc này. Đặc biệt phụ nữ có thể gặp phải tình trạng kích ứng xung quanh âm đạo khi bôi các sản phẩm chống nấm âm đạo.

Thuốc điều trị nấm dạng kem đa số đều không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đến người bệnh - Ảnh Internet

Thuốc điều trị nấm dạng kem đa số đều không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đến người bệnh - Ảnh Internet

1.2. Thuốc kháng nấm dưới dạng uống

Dạng thuốc kháng nấm được sử dụng để uống phổ biến nhất là terbinafine để trị nhiễm trùng móng tay, miconazole và nystatin trị nấm miệng, fluconazole trị nấm âm đạo.

Đối với những loại thuốc điều trị nấm da dạng uống này thông thường cũng không gây ra tác dụng phụ. Hầu hết người bị nấm da đều có thể tự mua thuốc trị nấm âm đạo mà không cần kê toa tại nhà thuốc vì đây được coi là một loại thuốc vô hại.

Cũng có một số chế phẩm chống nấm gây ra các tác dụng phụ và gặp phải một vài vấn đề ở gan hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn xảy ra ở rất ít người.

Một vài tác dụng phụ hay gặp của một số loại thuốc trị nấm thường được sử dụng:

- Terbinafine có một vài trường hợp gây ra tác dụng phụ đau bụng ở người sử dụng hoặc bị mất cảm giác ngon miệng, cảm giác bị ốm, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và nhức đầu, thậm chí còn có thể bị phát ban, vị giác thay đổi và đau cơ, đau khớp.

Thuốc kháng nấm dạng uống có thể khiến người điều trị gặp phải triệu chứng khó chịu như buồn nôn, thay đổi vị giác - Ảnh Internet

- Thuốc Fluconazole có thể gây triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy chướng bụng, nhức đầu hoặc phát ban ở người sử dụng điều trị nấm da.

- Trong khi đó Miconazole cũng tương tự khi gây buồn nôn, nôn hoặc phát ban.

- Đặc biệt, Nystatin có thể gây tình trạng đau nhức miệng.

1.3. Thuốc kháng nấm dạng tiêm gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như thế nào?

Thực tế, đây là loại thuốc có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ và thậm chí một số trường hợp còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với người bị nấm da.

Biện pháp điều trị này được sử dụng để điều trị các trường hợp bị nhiễm nấm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trước khi quyết định điều trị bằng thuốc kháng nấm dạng tiêm cần cân nhắc trước những nguy cơ về tác dụng phụ và nhu cầu điều trị bệnh nấm da của người bệnh.

2. Thời gian điều trị thông thường của các loại thuốc điều trị nấm da

Thời gian điều trị nấm da tùy thuộc vào tình trạng nấm da mà người bệnh đang gặp phải - Ảnh Internet

Điều trị nấm da tùy thuộc vào từng loại thuốc, đối tượng điều trị nấm mà kết quả điều trị sẽ sớm khỏi hay lâu khỏi bệnh.

- Nhiễm nấm da chân vận động viên hoặc bệnh hắc lào có thể sử dụng thuốc dạng kem để điều trị và tối thiểu trong 2 tuần, thậm chí có nhiều trường hợp điều trị bệnh nấm da có thể kéo dài lên tới 6 tuần.

- Nhiễm nấm móng, nếu như uống viên thuốc chống nấm như terbinafine, thông thường điều trị nấm móng sẽ kéo dài khoảng 2 tháng.

- Tình trạng nhiễm nấm nặng ở phổi, đây là một tình trạng nấm da nghiêm trọng và thời gian điều trị bệnh nấm sẽ được quyết định bởi các bác sĩ sau khi thăm khám.

3. Đối tượng không thể sử dụng thuốc điều trị nấm da

Đa số mọi người đều có thể sử dụng thuốc điều trị nấm da dưới dạng kem trị nấm da mà không xảy ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu gặp phải nghi ngờ khi điều trị, bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Nếu điều trị thuốc kháng nấm dạng kem gặp phải nghi ngờ khi điều trị, bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị - Ảnh Internet

Những loại thuốc kháng nấm dạng viên mạnh hơn so với các loại thuốc dạng kem và cũng có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Do đó, trước khi sử dụng bạn cần thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng nấm nếu đang sử dụng thuốc khác.

Đối tượng không nên uống thuốc trị nấm là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể sử dụng thuốc trị nấm dưới dạng kem.

Ngoài ra, người cao tuổi trước khi uống thuốc kháng nấm cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn người cao tuổi cũng nên lựa chọn các loại kem kháng nấm để điều trị nấm da an toàn.

4. Có thể tự mua thuốc trị nấm da hay không?

Thực tế, có một số loại kem trị nấm bạn có thể mua tại nhà thuốc. Nhưng cần lưu ý, nếu sử dụng sai kem trị nấm có thể khiến tình trạng nấm da của bạn gặp nhiều vấn đề và nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, để quá trình điều trị nấm da vừa an toàn, vừa hiệu quả thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám và nhận điều trị trước khi tự ý mua thuốc điều trị nấm da.

HT

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/mot-vai-cau-hoi-thuong-gap-ve-thuoc-khang-nam-tai-cho-va-tac-dung-phu-cua-thuoc-41202029101329159.htm