Một số chợ tiểu thương quần áo, mỹ phẩm... tạm nghỉ

Tại một số chợ, nhiều tiểu thương kinh doanh những ngành hàng không thiết yếu như thời trang, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng... chủ động tạm đóng cửa.

TP.HCM yêu cầu tạm dừng hoạt động các dịch vụ văn hóa, thể thao vui chơi, giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu từ ngày 28-3 đến 15-4.

Các cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xăng dầu, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh vẫn được hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan y tế…

Ghi nhận sáng 29-3 phần lớn các nhà hàng, quán ăn, cà phê… đều tuân thủ nghiêm.

Sáng 28-3 một quán cà phê tại quận Tân Bình từ phục vụ tại chỗ đã chuyển sang bán mang đi

Sáng 28-3 một quán cà phê tại quận Tân Bình từ phục vụ tại chỗ đã chuyển sang bán mang đi

Quán phở này cũng thông báo chỉ bán cho khách mang về

Tương tự, một số chợ truyền thống như chợ Nguyễn Văn Trỗi, quận 3; chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, tiểu thương những ngành hàng không thiết yếu như thời trang, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng... đã chủ động tạm đóng cửa. Trong khi đó, những ngành hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, tạp hóa vẫn phục vụ người dân đầy đủ.

Dù mới khoảng 11 giờ trưa, chị T., tiểu thương quầy tạp hóa chợ Nguyễn Văn Trỗi, quận 3 vừa đóng cửa sạp cho biết do lo ngại dịch nên chỉ mở bán giao hàng xong cho mối thì về nhà.

Tương tự bà Lan chủ sạp tạp hóa tại chợ này cũng cho biết tình hình dịch người dân cũng ít đi chợ hơn, bán lai rai thôi. Do sạp của mình mấy lâu nay chỉ bán một buổi sáng rồi nghỉ chứ không hẳn do lo ngại dịch mà nghỉ bán sớm.

Ngay mặt tiền chợ Nguyễn Văn Trỗi chỉ còn quầy thuốc Tây mở cửa phục vụ, các sạp vải, đồng hồ... đã nghỉ bán

Khu vực ăn uống tại chợ Nguyễn Văn Trỗi nghỉ bán nhiều

Trong lòng chợ chỉ còn vài sạp trái cây, tạp hóa mở bán

Người tiêu dùng ghé khu vực bán thủy hải sản chợ Nguyễn Văn Trỗi

Một số sạp quần áo ngay mặt tiền chợ Phạm Văn Hai nay cũng tạm đóng nghỉ

Từ cổng chợ Phạm Văn Hai hai bước vào mặt tiền đã có nhiều sạp vải, thời hàng tạm nghỉ

Trong lòng chợ nhiều sạp... tạm nghỉ nhiều

Một khu vực tại chợ Phạm Văn Hai

Khu vực hàng ăn uống chợ Phạm Văn Hai vắng khách

Riêng chợ Hòa Hưng, quận 10 số lượng sạp ngành hàng không thiết yếu tạm nghỉ ít hơn so với hai chợ trên.

Tầng trệt hoạt động của khu vực kinh doanh hàng tươi sống, hàng ăn hàng quán vẫn mở bình thường. Tầng một ngành hàng quần áo, hóa mỹ phẩm... rất vắng khách.

Mặt tiền chợ Hòa Hưng vẫn còn nhiều ngành hàng kinh doanh như nữ trang, đồng hồ, trái cây

Một số sạp kinh doanh hàng gia dụng tại chợ Hòa Hưng vắng khách

Khu vực bán thủy sản chợ Hòa Hưng

Tầng 1 chợ Hòa Hưng số sạp quần áo thời trang tạm nghỉ không nhiều như các chợ khác

Tầng 1 nhiều sạp mở bán thưa thớt khách

Khu vực ăn uống tại chợ Hòa Hưng

Trong khi đó, bà Sáu chủ sạp tạp hóa chợ Hòa Hưng, cho biết bán tại chợ được khoảng 30 năm, từ hôm ra tết đến nay mối hàng quán ăn họ đã nghỉ lấy hàng, giờ mở sạp chỉ bán được cho khách vãng lai.

“Bình thường tôi bán đến 6 giờ chiều là dọn về nhưng nay nghỉ bán sớm hơn 5 giờ, 5 giờ 30 là dọn về. Dù ế ẩm và dịch bệnh cũng không đóng cửa nghỉ được, già rồi nghỉ bán cũng không biết làm gì. Tôi không lo lắng dịch bệnh vì mình chỉ dọn hàng hóa ra chợ bán xong rồi về ở trong nhà không đi đâu” - bà Sáu nói.

Bà Sáu chủ sạp tạp hóa đang thảnh thơi trong ngày cuối tuần

TÚ UYÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/kinh-te/mot-so-cho-tieu-thuong-quan-ao-my-pham-tam-nghi-900912.html