Một ngày đặc biệt ở trung tâm giáo dục trẻ tự kỷ

Theo chị Nguyễn Thị Huyền, gánh trên vai trọng trách giáo dục làm phát triển một con người đặc biệt (trẻ tự kỷ) mới thấy, mọi sự rất vất vả và gian truân.

Trung tâm nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt Hừng Đông (tại Hà Nội) đang chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục hơn 30 trẻ em đặc biệt. Những em nhỏ có mặt ở đây chủ yếu là mắc chứng tự kỷ và chậm nói.

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, 8 giờ đồng hồ trong một ngày, các em nhỏ đặc biệt ở đây sẽ được rèn luyện giáo dục các kỹ năng cơ bản như nhận thức, ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt, kỹ năng cá nhân, kỹ năng tự phục vụ.

Theo chị Nguyễn Thị Huyền, giáo viên tại đây cho biết, gánh trên vai trọng trách giáo dục để phát triển một con người đặc biệt, mới thấy, mọi sự rất vất vả và gian truân. Vì vậy, gọi nghề chăm sóc trẻ tự kỷ là nghề đặc biệt cũng không sai.

Vì giáo dục một trẻ nhỏ theo định hướng của người lớn đã khó, giáo dục một trẻ đặc biệt, mắc chứng tự kỷ hoặc chậm nói, hoặc không làm chủ được ý thức và hành vi của mình, còn khó hơn gấp bội lần.

Theo chị Nguyễn Thị Huyền, giáo viên tại đây cho biết, gánh trên vai trọng trách giáo dục để phát triển một con người đặc biệt, mới thấy mọi sự rất vất vả và gian truân.

Theo chị Nguyễn Thị Huyền, giáo viên tại đây cho biết, gánh trên vai trọng trách giáo dục để phát triển một con người đặc biệt, mới thấy mọi sự rất vất vả và gian truân.

Đến nay, chị Huyền vẫn chưa thể lý giải được lý do mình gắn bó với nghề chăm sóc trẻ đặc biệt. Thế nhưng, đặt cương vị của bản thân vào phụ huynh và các con thì chị Huyền và những giáo viên đang theo đuổi nghề giáo dục trẻ tự kỷ lại tự an ủi và tự cố gắng mỗi ngày.

Bằng tâm huyết, bằng sự yêu nghề, những cô giáo trẻ đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt, chỉ có một mong muốn, là được đồng hành và chứng kiến sự phát triển từng ngày của các con.

Bảo Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/video-mot-ngay-dac-biet-o-trung-tam-giao-duc-tre-tu-ky-20191120183154187.htm