Một kỷ vật hiếm của nhà thơ Huy Cận

Nhà thơ Huy Cận (1919-2005) là một trong những đại diện ưu tú nhất của phong trào Thơ Mới. Một số bài thơ của ông được nhiều người biết đến như: Tràng giang, Các vị La Hán chùa Tây Phương, Ngậm ngùi…

Có thể coi đây là chiếc xe nổi danh một thời.

Có thể coi đây là chiếc xe nổi danh một thời.

Nếu như Xuân Diệu được coi là “ông hoàng của thơ tình”, Nguyễn Bính được coi là “thi sĩ của đồng quê”, thì Huy Cận được coi là thi sĩ của “những nỗi buồn mênh mông vũ trụ”. Nói như Hoài Thanh “Than ôi! ngày vui ngắn ngủi chưa được mấy năm nỗi buồn đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa... Nó đã trở về trong tập "Lửa thiêng"…”

Những đóng góp của Huy Cận cho nền thi ca nước ta thế kỷ XX thật lớn. Một thời kỳ lịch sử văn học đỉnh cao đã có sự đóng góp nhất định của ông. Dẫu ông đã rời xa cõi tạm, nhưng những tác phẩm của ông vẫn vang vọng trong tâm trí bao người.

Một điều thú vị là, hiện tại, ông có một kỷ vật vẫn còn sót lại. Đó là một chiếc Super Cub nổi danh một thời. Sở hữu một chiếc xe như vậy là niềm tự hào của bao người.

Chiếc xe vẫn còn đi lại rất tốt. Chạy êm.

Theo giấy chứng nhận đăng ký mô-tô, xe gắn máy thì chiếc xe được đăng ký vào ngày 08-08-1990, số máy của xe là: 8117333, số khung là: 80341000, biển số là: 29.393.RK. Giấy đăng ký xe mang tên Cù Huy Cận, sinh năm 1919, nơi thường trú: 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội.

Thật ngạc nhiên là, sau 29 năm “lưu lạc” khắp nơi, chiếc xe hiện tại vẫn có thể sử dụng được. Mọi thắc mắc về chiếc xe, xin liên lạc với chủ nhân hiện tại theo số điện thoại: 0988041376.

Giấy chứng nhận.

Hướng tới 100 năm ngày sinh của cố nhà thơ (31/05/1919-31/05/2019), chúng ta cùng thưởng thức những vần thơ trong bài “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của ông từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường:

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Tôi đến thăm về lòng vấn vương.

Há chẳng phải đây là xứ Phật,

Mà sao ai nấy mặt đau thương ?

Đây vị xương trần chân với tay

Có chi thiêu đốt tấm thân gầy

Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt

Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch

Trán như nổi sóng biển luân hồi

Môi cong chua chát, tâm hồn héo

Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại

Tròn xoe từa thể chiếc thai non

Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối

Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn.

Các vị ngồi đây trong lặng yên

Mà nghe giông bão nổ trăm miền

Như từ vực thẳm đời nhân loại

Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người

Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời

Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã

Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật

Trần gian tìm cởi áo trầm luân

Bấy nhiêu quằn quại run lần chót

Các vị đau theo lòng chúng nhân?

Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?

Sống lại cho tôi hỏi một câu:

Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh

Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão

Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời

Là cha ông đó bằng xương máu

Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng

Những bạn đương thời của Nguyễn Du

Nung nấu tâm can vò võ trán

Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở

Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ

Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn

Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la

Sờ soạng, cha ông tìm lối ra

Có phải thế mà trên mặt tượng

Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!

Hôm nay xã hội đã lên đường

Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại

Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ

Trần trụi đau thương bỗng hóa gần!

Những bước mất đi trong thớ gỗ

Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

Hay như bài thơ “Tràng Giang được rất nhiều thế hệ học sinh thuộc và ghi nhớ với những vần thơ thấm đẫm nỗi buồn:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Phụng Thiên

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/mot-ky-vat-hiem-cua-nha-tho-huy-can-67787