Một Hà Nội đầy nhớ thương trong hoài niệm

Dù vẫn là góc phố, hàng cây đó, Hà Nội trong mắt những người sinh ra trong 'một thời đạn bom' vẫn có những màu sắc khác với Hà Nội của thế hệ 7X, 8X. Ngay cả những bạn trẻ tuổi mới đôi mươi được cho là chỉ biết đến Hà Nội của những năm 2000 thì với sự phát triển vũ bão của thị thành, cũng có cho riêng mình hình ảnh của Hà Nội.

Dù thuộc thế hệ nào, bao nhiêu tuổi, trong tâm khảm mỗi người, Hà Nội luôn là một miền không gian để nhớ nhung, hoài niệm. Nhớ một Hà Nội thanh lịch, trầm mặc đã qua, nhưng cũng gắn bó với nhịp thời đại nhanh, mạnh của Hà Nội hôm nay, mỗi người đều có kí ức của riêng mình để cảm nhận không gian đa chiều - Hà Nội xưa và nay.

Hà Nội xưa cũ luôn có thật nhiều cảm xúc. (Ô Quan Chưởng những năm 1900 - 2020)

Nhìn bề ngoài có vẻ như thành phố này hơi bụi bặm, ồn ào và chật chội, ai ai dường như cũng tất bật với cuộc sống thường ngày nhưng cá rằng dù là ai thì sẽ vẫn yêu nó. Ẩn sâu trong thành phố này có một cái duyên ngầm nào đó khiến những ai đã từng sống ở đây đều ảm thấy lưu luyên không muốn rời xa. Nó giống như những bài hát về Hà Nội, những bài hát với đủ cung bậc cảm xúc và giai điệu từ hào hùng, em dịu đến nhẹ nhàng da diết, đặc biệt là những bài hát về mùa thu đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Hồ Gươm 100 năm về trước - 2016

Nhưng người đã từng đến du lịch Hà Nội, những người đã từng gắn bó với nơi này trong một thời gian dù dài dù ngắn, những người đã dành cả cuộc đời để lắng nghe những âm thanh thường nhật của Hà Nội hay thậm chí là những người chưa từng một lần đặt chân đến đây đều bị chạm vào rung cảm sâu xa.

Cầu Thê Húc đầu những năm 1900 - 2014

Bưu điện Hà Nội 100 năm trước - 2014
Thời xưa mặt chính trông ra đại lộ Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng), mặt sau dựa lưng vào phố Chavassieux (phố Lê Thạch).

"Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc". Hàng nước Hà Nội xưa, 1915 - 2016

Trước Đền Quán Thánh 100 năm trước - 2020.

100 năm trước đồng hồ chỉ đúng 9h. (ảnh chụp Hà Nội 2020)

Hàm cá mập (Ảnh nằm ngoài album 100 năm)

'Cầu Giấy' được làm bằng giấy? Cầu Giấy 100 năm trước trông như thế nào?
Bưởi gần đó có 3 làng làm giấy nổi tiếng: Yên Thái, Hồ Khẩu và Đông Xã.

Đường Cổ Ngư xưa những năm 1900 (Đường Thanh Niên bây giờ).

Chợ Bưởi, một trong những chợ phiên lâu đời tại Hà Nội.
"Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng".

Bốt Hàng Đậu vẫn không thay đổi nhiều sau 100 năm

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Hướng lên cầu Long Biên, Hà Nội.

Đền Thủy Trung Tiên (dân gian gọi là Cẩu Nhi) huyền bí nằm giữa hồ Trúc Bạch.
Quanh năm u tịch bởi cây bao phủ. Đền gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt.

Tháp Hòa Phong nhuốm màu rêu phong - phần còn sót lại của ngôi chùa Báo Ân được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất chốn Kinh kỳ thế kỷ 19.

Chùa Trấn Quốc, cổ tự nghìn tuổi phía đông Hồ Tây.

'Ðáo cảnh linh nhân hồi thủ vọng,
Ðông nam phất tụ nhạn thành quần.'
(Hồ Xuân Hương)

Nhà hát lớn Hà Nội, số 1A phố Tràng Tiền.

Phố Tràng Tiền xưa có tên Rue Paul Bert, là con phố sang trọng bậc nhất của Hà Nội thời thuộc địa nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm. Trải qua năm tháng, con phố này đã dần thay đổi diện mạo song vẫn còn phảng phất đâu đó nét xưa hoài cổ.

Nhà khách chính phủ (xây dựng năm 1918).

Mở cửa năm 1901 tại Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, Grand Métropole Hotel, nay trở thành Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn năm sao sang trọng mang trong mình dòng chảy của thời gian.

Xưa kia, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng, những sản phẩm nổi tiếng khi đó là lư hương, ấm pha trà, khay đựng

'Ký ức Trung Thu xưa' - Phố Hàng Mã

Ngọc Anh (T/H)

Nguồn Khỏe 365: https://khoe365.nguoiduatin.vn/mot-ha-noi-day-nho-thuong-trong-hoai-niem-75030.html