Moscow quyết dồn sóng Azov nhấn chìm Maidan!

Moscow xem việc làm Azov dậy sóng là hành vi phạm tội và giam giữ thủy thủ đoàn đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine là đau đớn nhất với Kiev-Maidan...

Nga gia hạn giam giữ các thủy thủ Ukraine trong vụ biển Azov dậy sóng

Tòa án quận Lefortovsky ở Thủ đô Moscow của Nga ngày 15/1 đã tuyên bố chấp thuận yêu cầu tăng thời gian giam giữ với các thủy thủ Ukraine trên 3 con tàu của Hải quân Ukraine xâm phạm lãnh hải Nga ở eo biển Kerch.

Thẩm phán Sergey Ryabtsev cho biết: "Tòa án quận Lefortovsky đã chấp nhận yêu cầu của cơ quan điều tra. Do đó, thêm 20 thủy thủ Ukraine sẽ bị kéo dài thời gian giam giữ ít nhất đến ngày 24/4". Vậy là tất cả thủy thủ đoàn đều bị gia hạn giam giữ.

Các thủy thủ này bị bắt giữ ngày 25/11/2018 trên ba chiếc tàu của Hải quân Ukraine với cáo buộc xâm phạm lãnh hải Nga tại eo biển Kerch và thực hiện những hoạt động bất hợp pháp nhằm chống lại an ninh lãnh thổ của Nga.

Tiện thể Kiev-Maidan tạo sóng Azov, Moscow đã quyết dồn sóng Azov

Các con tàu này bị Moscow cáo buộc đã cố tình đi qua eo biển Kerch từ một bến cảng của Ukraine trên Biển Đen đến một bến cảng khác trên biển Azov mà không xuất trình giấy phép cần thiết khi hoạt động trong vùng biển hẹp và đông đúc.

Theo Phó Chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga Aleksey Volsky thì hai tàu chiến Berdyansk và Nikopol đã mang theo “số vũ khí và đạn dược vượt quá tiêu chuẩn”, khi tìm cách qua Eo biển Kerch.

Còn theo ông Mikhail Shishov, người đứng đầu Ban điều tra của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), thì hệ thống pháo hạm của hai còn tàu đã “được nạp đạn và đặt trong chế độ sẵn sàng chiến đấu” khi tiếp cận các tàu tuần tra của Nga.

Ông Shishov cho biết, trong một văn bản tìm thấy trên một con tàu bị bắt giữ, ba tàu của Hải quân Ukraine đã được hướng dẫn “tập trung vào mục tiêu tìm đường đi lén lút” qua vùng eo biển chia tách lục địa Nga và bán đảo Crimea.

Như vậy, theo thông tin của Moscow, rõ ràng các thủy thủ Ukraine đã xâm phạm lãnh hải của Nga. Và theo Tổng thống Putin, Nga là quốc gia có chủ quyền, nên có quyền bắt giữ bất cứ ai đã xâm phạm lãnh thổ Nga một cách có chủ đích.

Chiếu theo Điều 322.3 Luật hình sự Nga, nếu bị tòa án phán quyết là có tội, các thủy thủ Ukraine này có thể sẽ phải chịu hình phạt lên tới 6 năm tù giam và sẽ bị giam tại các nhà tù của nước Nga.

Mặc dù hãng thông tấn RIA cho hay hiện vẫn chưa rõ liệu có thủy thủ nào trong số 24 thủy thủ Ukraine bị Nga giam giữ sẽ xuất hiện trước tòa hay không và phía Nga cũng chưa ấn định thời điểm diễn ra phiên xét xử.

Tuy nhiên, quyết định gia tăng thời gian giam giữ của tòa án Nga với các thủy thủ và tàu hải quân của Ukraine cho thấy sự quyết liệt của Nga đối việc vụ |biển Azov dậy sóng", mà Moscow cho rằng nguyên nhân là do chính quyền Kiev-Maidan.

Moscow quyết dồn sóng Azov nhấn chìm Kiev-Maidan

Ukraine, Mỹ và Châu Âu đã nhiều lần kêu gọi Nga thả người và tàu của Ukraine để tránh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, giảm bước sóng tại biển Azov.

Vũ khí vượt quy định mà Nga thu được trên tàu của Hải quân Ukraine

Cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump-Vladimir Putin dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị G-20 Buenos Aires 2018 bị Washington thông báo hủy vào phút chót cũng chỉ bởi lý do Moscow chưa thả tàu và người của Ukraine.

Song Moscow đã phớt lờ yêu cầu của chính quyền Kiev-Maidan, Tổng thống Putin thì không nghe điện thoại của Tổng thống Poroshenko.

Còn với lời kêu gọi của Mỹ-phương Tây, thì tại cuộc họp báo thường niên hồi cuối năm 2018, người đứng đầu Điện Kremlin đã tái khẳng định vụ việc sẽ do tòa án của Nga giải quyết, bởi các thủy thủ Ukraine đã vi phạm pháp luật của Nga.

Như vậy, Moscow đã không xem việc "Azov bỗng dưng dậy sóng" là sự kiện chính trị, từ đó đã làm phá sản mưu đồ của chính quyền Kiev-Maidan và "những người anh em xa" muốn "mượn gió Azov để bẻ măng Donbass".

Cho đến giờ phút này có thể thấy Kiev-Maidan đã chịu thất bại quá nặng nề sau khi quyết làm "biển Azov dậy sóng".

Việc ban bố thiết quân luật không những trở thành một điều lố bịch, mà còn khiến đất nước Ukraine thiệt hại lớn. Theo như tính toán của giới chính trị tại Kiev thì Ukraine có thể mất hàng tỷ USD bởi việc ban bố tình trạng thiết quân luật.

Các thương cảng Mariupol của Ukraine trên biển Azov bình thường có hàng chục tàu neo đậu bỗng chốc trở nên vắng lặng sau căng thẳng giữa Nga và Ukraine tại eo biển Kerch.

“Hiện giờ gần như không có tàu hàng nào cập cảng”, ông Oleksandr Oleynyk, Giám đốc cảng Mariupol cho biết như vậy, theo BBC.

Đặc biệt, sau khi "Azov dậy sóng", khiến chinh quyền Kiev-Maidan đẩy nhanh việc kết thúc Hiệp ước Hữu Nghị, Hợp tác và Đối tác Nga-Ukraine, giúp Moscow có lý do để giảm tới mức thấp nhất lượng khí đốt quá cảnh Ukraine trong hợp đồng mới.

Thậm chí Nga có thể chuyển hướng sang Bulgaria, khi Sofia muốn nước này thay thế Ukraine trở thành nước trung chuyển khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu, sau khi Hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga-Ukraine hết hạn vào năm 2019.

Tuy nhiên, việc Moscow xem hành động của chính quyền Kiev làm Azov dậy sóng là hành vi phạm tội và việc gia hạn giam giữ đối với thủy thủ đoàn đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine mới được xem là cái kết đau đớn nhất cho Kiev-Maidan.

Kiev-Maidan đã ảo tưởng vào sự giúp đỡ của Mỹ-phương Tây

Bởi điều này sẽ hoặc khiến giới chính trị Maidan phải từ bỏ quyền lực, hoặc không còn đủ khả năng chi phối đời sống chính trị Ukraine.

Có thể thấy Kiev-Maidan quá tin vào sự chống lưng của Mỹ-NATO nên đã quá đà trong việc gậy ra sự cố ở eo biển Kerch và cuối cùng phải trả giá cho việc đặt niềm tin không đúng chỗ.

Thực ra giới chính trị Maidan đã ảo tưởng. Bởi chỉ mỗi việc đồng minh trong NATO đóng không đủ phí niêm liễn là 2% GDP là Washington đã lên tiếng bỏ mặc đồng minh.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/moscow-quyet-don-song-azov-nhan-chim-maidan-3373061/