Mỗi ngày ăn một bát, bổ dưỡng hơn yến lại rẻ hơn yến sào, bạn phải thử món này ngay!

Món ăn bổ dưỡng này sẽ giúp dưỡng âm, dưỡng phổi, giảm những cơn ho không những thế còn có tác dụng làm đẹp.

Theo truyền thuyết, canh lê nấm tuyết là một món ăn nhẹ truyền thống của Bắc Kinh. Vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời nhà Minh, các quầy hàng nhỏ gần rạp hát ở thủ đô đều bán món canh này. Món canh thích hợp để thưởng thức sau khi lao động mệt mỏi, hoặc cơ thể cảm thấy cần bồi bổ. Canh lê có tác dụng giảm khó chịu ở cổ họng, dưỡng phổi, dưỡng âm. Nấu canh lê bằng cách hấp cách thủy sẽ giúp món ăn đặc mà mềm. Ngoài tác dụng tốt cho hệ hô hấp, món canh này còn có tác dụng làm đẹp. Mỗi ngày một bát canh lê bổ dưỡng hơn cả ăn yến mà giá còn rẻ hơn yến sào nhiều lần.

CÁCH NẤU CANH LÊ NẤM TUYẾT

Để làm món canh lê nấm tuyết bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

1 quả lê khoảng 230g

200g nấm tuyết

5g kỷ tử

40g đường phèn

900ml nước

Quả lê có mùi vị đặc biệt, thơm ngon lại mát lành nên là thức quả quý giúp ngăn ngừa các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, lê còn hỗ trợ không nhỏ giúp điều trị các bệnh về tuần hoàn, tim mạch, tiêu hóa, xương khớp... nên rất được ưa chuộng.

Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, trung bình một quả lê nặng khoảng 178gr, có thể cung cấp cho cơ thể tới 101 calo năng lượng, 27gr carbs (bao gồm 17gr đường và 6gr chất xơ) cùng 1gr chất đạm, 12% lượng vitamin C, 10% vitamin K, 0,6% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, riboflavin, vitamin B6, folate.

Thêm nữa, loại quả này còn chứa các thành phần như carotenoid, flavonol và anthocyanin (nhất là những quả lê vỏ đỏ). Những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.

Cách nấu canh lê nấm tuyết

Đầu tiên bạn đem quả lê đi rửa sạch, dùng muối chà xát lên khắp lớp vỏ để làm sạch. Nấm tuyết ngâm nước lạnh khoảng 30 phút cho nở hoàn toàn. Sau đó rửa sạch, bỏ chân rồi để ráo nước. Có thể dùng giấy thấm khô nấm tuyết. Tiếp theo, bạn xé nhỏ nấm tuyết ra.

Lê gọt vỏ, vì phần vỏ lê cũng sẽ cho vào hầm nên bạn cố gắng gọt liên tục để vỏ lê thành sợi khi hầm xong gắp vỏ lê ra dễ dàng, không tốn thời gian. Sau đó bỏ lõi cắt lê thành miếng nhỏ.

Bước tiếp theo, xếp nấm tuyết vào nồi hầm. Nếu không có nồi hầm bạn cho vào tô sứ chịu nhiệt, sau đó thêm đường phèn, lê, vỏ lê rồi đổ nước vào. Phần nước xăm xắp mặt nguyên liệu.

Hầm lê trong vòng 40 phút ở lửa nhỏ. Sau đó cho kỷ tử đã rửa sạch vào.

Hầm tiếp thêm 5 phút nữa là được.

Lúc này canh lê nấm tuyết đã chín, bạn vớt bỏ phần vỏ lê đi.

Múc canh lê nấm tuyết ra bát và thưởng thức. Phần nước canh ngọt thanh, lê mềm, uống một thìa canh là thấy dễ chịu hẳn.

Lưu ý:

Nếu bạn thích canh sánh đặc thì có thể cho nấm tuyết vào hầm trước 30 phút rồi mới cho các nguyên liệu còn lại vào ninh cùng sau.

Phần đường phèn có thể điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị gia đình, nếu muốn vị hoàn toàn tự nhiên thì có thể bỏ qua không cần cho đường cũng được.

Chúc bạn thành công với cách nấu canh lê nấm tuyết này nhé!

Bun

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/moi-ngay-an-mot-bat-bo-duong-hon-yen-lai-re-hon-yen-sao-ban-phai-thu-mon-nay-ngay-22202114111333646.htm