Mổ xẻ V-1 - tên lửa tấn công đầu tiên trên thế giới

Ở thời điểm V-1 bắt đầu được quân đội Đức sử dụng khái niệm 'tên lửa' còn ít được biết tới, do đó trong suốt giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ 2 nó thường bị quân Đồng Minh gọi nhầm là 'bom bay'.

 V-1 viết tắt của Vergeltungswaffe-1 - một loại vũ khí được Đức sử dụng tấn công nước Anh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tổng cộng Đức có tất cả ba loại vũ khí mang tên Vergeltungswaffe, tuy nhiên ba loại vũ khí này lại hoàn toàn không liên quan tới nhau. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

V-1 viết tắt của Vergeltungswaffe-1 - một loại vũ khí được Đức sử dụng tấn công nước Anh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tổng cộng Đức có tất cả ba loại vũ khí mang tên Vergeltungswaffe, tuy nhiên ba loại vũ khí này lại hoàn toàn không liên quan tới nhau. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Cụ thể, V-1 là loại bom bay, sử dụng động cơ phản lực, V-2 là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên của nhân loại còn V-3 lại là loại siêu pháo Đức chưa kịp hoàn thành. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Loại động cơ được tên lửa V-1 sử dụng là động cơ tua-bin phản lực luồng. Đây là kiểu động cơ phản lực sơ khai nhất, có tính ổn định không cao và có âm thanh rất đặc biệt, có thể nhận ra ngay chỉ khi nghe thấy. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Hệ thống điều khiển của V-1 được thiết kế cũng sơ khai không kém gì động cơ của nó. Hệ thống dẫn đường tự động này dựa vào quán tính và sức gió cũng như độ cao để điều khiển cánh lái. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Hệ thống tự điều khiển của V-1 không có khả năng tự tìm mục tiêu, các kỹ sư Đức phải tính toán thời gian bay của V-1 từ trước khi phóng nó và thiết lập đồng hồ đếm ngược. Khi đồng hồ đếm ngược về 0, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ bị ngắt và V-1 sẽ rơi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Khi được phóng từ cơ cấu phóng dưới mặt đất, tốc độ cần để V-1 cất cánh là 250 km/h. Trong khi đó nếu phóng từ trên không, tốc độ gốc của V-1 sẽ phụ thuộc vào vận tốc của chiếc phi cơ mang theo nó. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Do có kích thước nhỏ, dù quỹ đạo bay của V-1 là ổn định nhưng pháo binh Anh vẫn phải rất vất vả để bắn hạ được chúng. Đặc biệt V-1 có thể dễ dàng triển khai vào ban đêm khiến cho việc bắn hạ loại tên lửa này là cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Tốc độ bay của V-1 vào khoảng 500 km/h. Đây là tốc độ mà mọi tiêm kích của Anh khi đó đều dễ dàng bám đuôi được V-1. Tuy nhiên nếu bắn nổ V-1 ở khoảng cách quá gần, vụ nổ có thể giết chết phi công tiêm kích ngay lập tức. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Để triệt hạ V-1 một cách an toàn, các phi công Anh thường bay sát cạnh V-1, chờ quả tên lửa này bay tới khu vực trống trải sẽ bẻ lái để cánh máy bay tiêm kích gạt vào cánh của V-1. Một khi bị mất thăng bằng, V-1 sẽ không thể tự lấy lại cân bằng được và sẽ quay tít rơi thẳng xuống đất. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Không quân Hoàng gia Anh ghi nhận có ít nhất 16 trường hợp phi công sử dụng tiêm kích gạt vào cánh của V-1 khiến nó mất thăng bằng và rơi. Tuy nhiên đây là con số khá nhỏ so với 4261 quả tên lửa V-1 đâm xuống nước Anh trong thời gian từ giữa tháng 6 tới đầu tháng 9/1944. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Ngày 29/3/1945, quả tên lửa V-1 cuối cùng của Đức quốc xã đâm xuống Hertfordshire, Anh được xem là lần cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Tới nay, V-1 vẫn được coi là một kiệt tác vũ khí của Đức quốc xã, mở đầu cho "trào lưu" chế tạo vũ khí không người lái mà tới tận ngày nay nhiều nước vẫn đổ tiền của vào nghiên cứu, hoàn thiện. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/mo-xe-v-1-ten-lua-tan-cong-dau-tien-tren-the-gioi/2019051901517459