Mổ xẻ năng lực thu thập thông tin tình báo trên biển của Trung Quốc

Hiện nay, với mưu đồ ở nhiều vùng biển, Hải quân Trung Quốc đang không ngừng đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa đối với tàu chiến mặt nước đồng thời cũng tăng cường sử dụng các tàu làm nhiệm vụ thu thập tình báo.

Giới lãnh đạo chính trị, quân sự Trung Quốc cho rằng, những thách thức nhạy cảm nhất trong khu vực mà Hải quân Trung Quốc phải chuẩn bị đối phó liên quan đến vấn đề Đài Loan. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng tham vọng độc chiến Biển Đông để mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân. Vì vậy, Trung Quốc coi việc thu thập tình báo về các lực lượng của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các khu vực biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền là rất quan trọng.

Giới lãnh đạo chính trị, quân sự Trung Quốc cho rằng, những thách thức nhạy cảm nhất trong khu vực mà Hải quân Trung Quốc phải chuẩn bị đối phó liên quan đến vấn đề Đài Loan. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng tham vọng độc chiến Biển Đông để mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân. Vì vậy, Trung Quốc coi việc thu thập tình báo về các lực lượng của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các khu vực biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền là rất quan trọng.

Những hoạt động do thám, thu thập thông tin này, một mặt giúp Trung Quốc tăng cường năng lực giám sát trên biển nhưng đồng thời còn giúp những cơ quan chức năng nước này có được những thông tin hữu ích liên quan tới môi trường biển, thủy văn, địa chất, các hành vi xâm nhập trái phép của tàu thuyền nước ngoài.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát được Trung Quốc đặc biệt ưu tiên là hoạt động quân sự của Mỹ và Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Do đây là khu vực có sự hiện diện và hoạt động thường xuyên của các tàu chiến Nhật Bản và Đài Loan nên các tàu trinh sát điện tử của Trung Quốc có nhiệm vụ thu thập thông tin và giám sát mọi hoạt động của Hải quân Nhật Bản và Đài Loan, đồng thời đây cũng là hướng để tiến ra phía Tây Thái Bình Dương và là hướng có thể hỗ trợ đắc lực cho hướng chiến lược phía Biển Đông trong điều kiện cần thiết.

Để nâng cao hiệu quả thu thập thông tin, hiện nay Hải quân Trung Quốc đang được trang bị nhiều thiết bị thu thập thông tin hiện đại gồm: Tàu trinh sát mặt nước, máy bay thu thập thông tin tình báo trên không và tàu ngầm trinh sát dưới nước.

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang được biên chế 6 tàu trinh sát điện tử lớp Đông Diệu (Dongdiao) được coi là hiện đại nhất của Trung Quốc. Các tàu loại này được trang bị nhiều thiết bị điện tử hiện đại như: Máy thu vô tuyến điện, rada hiện đại, thiết bị điều chỉnh tần số, thiết bị lưu trữ, thiết bị phân tích tín hiệu, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống gây nhiễu điện tử, thiết bị giải mã, lưu giữ số liệu, thiết bị phân tích phổ, tín hiệu.

Căn cứ vào các số liệu gần đây có thể nhận thấy, tàu trinh sát điện tử thế hệ mới này của Hải quân Trung Quốc có diện tích và lượng giãn nước lớn hơn các tàu hộ vệ lớp 054A với tính năng kỹ chiến thuật gồm: dài 130m; rộng 16,4m; mớn nước 7,5m; nặng hơn 6.000 tấn; tàu được trang bị 2 động cơ diêzen; tốc độ lớn nhất 21 hải lý/h; khả năng hoạt động liên tục trên biển 50 ngày; biên chế 250 người; phía sau đuôi tàu có bãi đáp giành cho trực thăng K-9 hoặc K-28.

Vũ khí, trang bị chính của lớp tàu này bao gồm: 1 pháo 37mm; 2 pháo 25mm; 1 pháo phòng không 30mm; 1 hệ thống phòng không tầm gần 730; 1 pháo 76mm; 2 súng máy 14,5mm.

Máy bay thu thập tình báo tín hiệu Y-9JB. Kiểu máy bay này được trang bị đầy đủ cả ăng-ten thu các tin tức tình báo thông tin - liên lạc và tình báo điện tử. Theo các chuyên gia, hiện nay Trung Quốc đã đưa ít nhất 4 chiếc Y-9JB vào làm nhiệm vụ. Những máy bay này thường hoạt động trên vùng biển xung quanh quần đảo Nhật Bản.

Đối với tàu ngầm trinh sát, Hải quân Trung Quốc đang sử dụng cả tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân cho thực hiện nhiệm vụ này. Trên khu vực biển Hoa Đông, Trung Quốc đang duy trì tổng cộng khoảng 14 tàu ngầm trinh sát các loại, trong khi đó số lượng tại khu vực Biển Đông là vào khoảng 6 tàu.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá, các tàu ngầm trinh sát của Hải quân Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều về mặt giảm tín hiệu âm thanh phát ra khi chạy. Do đó, những tàu này thường được giao nhiệm vụ theo dõi các chiến hạm trang bị hệ thống IUSS của Hải quân Mỹ thường xuyên hoạt động gần đảo Hải Nam và khu vực Tây Thái Bình Dương.

Video Trung Quốc chạy thử tàu sân bay tự đóng đầu tiên - Nguồn: VTC1

Anh Tú

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/mo-xe-nang-luc-thu-thap-thong-tin-tinh-bao-tren-bien-cua-trung-quoc-1391724.html