MiG-31 lần đầu mang tên lửa diệt vệ tinh, cả NATO nín thở

Trong một đợt bay thử nghiệm mới đây chiến đấu cơ bay nhanh nhất thế giới MiG-31 của Nga vừa xuất hiện với một loại vũ khí khiến cả châu Âu phải nín thờ, khi mang theo trên mình tên lửa diệt vệ tinh được cho là 79M6.

Theo đó quả tên lửa mà MiG-31 mang theo dưới thân xuất hiện vào cuối tuần trước có kích thước tương đương với mẫu tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đang được dòng tiêm kích đánh chặn siêu thanh này thử nghiệm trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự nhận định quả tên lửa trên không phải là Kh-47M2 mà là 79M6 – dòng tên lửa diệt vệ tinh đáng sợ nhất từng được Liên Xô phát triển. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.

Kích thước của quả tên lửa trên cũng có phần nhỏ hơn so với Kh-47M2, dù vậy chiếc MiG-31 mang theo nó vẫn phải trải qua sửa đổi để có thể triển khai loại vũ khí này. Sự xuất hiện của 79M6 cũng đang làm dấy lên tin đồn, Không quân Nga đang quay lại thử nghiệm thứ vũ khí diệt vệ tinh này. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.

Các chuyên gia quân sự đánh giá với tên lửa 79M6, Không quân Nga có thể diệt một cụm vệ tinh hay toàn bộ hệ thống vệ tinh của đối phương ở độ cao 600km bên ngoài Trái đất. Và với những chiếc tiêm kích MiG-31, Moscow sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn các mục tiêu cũng như thời điểm tấn công thay vì phải phụ thuộc quá nhiều vào tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.

Được biết, kế hoạch phát triển 79M6 được Liên Xô ấp ủ từ những năm 1980 và tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 cũng được lựa chọn làm ứng cử viên triển khai dòng tên lửa này vào lúc đó. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi MiG-31 là mẫu máy bay chiến đấu duy nhất của Moscow có đủ khả năng thực hiện một nhiệm vụ như vậy, bởi tải trọng lẫn tốc độ bay vượt trội của nó. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.

Tên lửa diệt vệ tinh 79M6 của Liên Xô là tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Nó có chiều dài gần 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng phóng 4,5 tấn. Tên lửa có thể tiêu diệt vệ tinh ở độ cao từ 120-600km, giai đoạn 2 của chương trình sẽ tiêu diệt vệ tinh ở độ cao tới 1.500km. Chiếc MiG-31được sửa đổi cho nhiệm vụ chống vệ tinh là biến thể MiG-31D. Nguồn ảnh: judgesuhov.livejournal.

Đề án phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ tiêm kích MiG-31D gọi là Tổ hợp Kontakt được phê duyệt vào năm 1984. Các thành phần của hệ thống bao gồm trạm vô tuyến-quang học phức tạp 45ZH6 trên mặt đất. Trạm mặt đất này được sử dụng để đo một cách rất chính xác thông số của các vệ tinh ngoài quỹ đạo. Nguồn ảnh: sohabr.net.

Tổ hợp 45ZH6 vận hành như một hệ thống phòng thủ không gian, nó sẽ cung cấp thông số cho tiêm kích MiG-31D để tiêu diệt vệ tinh, sau khi có dữ liệu về mục tiêu MiG-31D sẽ đưa tên lửa 79M6 lên độ cao từ 15-18km, sau đó MiG-31 sẽ thực hiện một động tác cơ động và phóng tên lửa. Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu từ 100-380 giây, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: RussianPlanes.

Theo bản thuyết minh thiết kế, MiG-31D cùng tên lửa 79M6 có thể tiêu diệt 24 vệ tinh trong vòng 36 giờ đồng hồ. Nếu thành công, Liên Xô sẽ sở hữu khả năng tiêu diệt vệ tinh hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đề án này bị hủy bỏ là do sự khó khăn về kinh tế khi Liên Xô tan rã vào đầu những năm 1990. Nguồn ảnh: Mikoyan.

Thế nhưng đến năm 2009, Tướng Alexander Nikolayevich Zelin - Tư lệnh Không quân Nga, xác nhận họ đang hồi sinh chương trình vũ khí không gian mới dựa trên tên lửa 79M6 và vẫn dùng nền tảng tiêm kích đánh chặn MiG-31. Nguồn ảnh: Military Factory.

Một số nguồn tin giấu tên cho biết, trong giai đoạn 2009 - 2010, quân đội Nga đã phân bổ kinh phí chương trình. Quá trình hồi sinh dự án có thể đã diễn ra trong năm 2012 và có vẻ như chương trình trên đã sắp đi tới đích khi cho ra sản phẩm để thử nghiệm trên tiêm kích MiG-31. Nguồn ảnh: Gettyimages.

Một số nguồn tin giấu tên cho biết, trong giai đoạn 2009 - 2010, quân đội Nga đã phân bổ kinh phí chương trình. Quá trình hồi sinh dự án có thể đã diễn ra trong năm 2012 và có vẻ như chương trình trên đã sắp đi tới đích khi cho ra sản phẩm để thử nghiệm trên tiêm kích MiG-31. Nguồn ảnh: Gettyimages.

Ngoài tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, tên lửa chống vệ tinh dựa trên nguyên mẫu 79M6 sẽ khiến cho MiG-31K trở thành chiến đấu cơ mang tầm chiến lược của Không quân Nga. Nguồn ảnh: RussianPlanes.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh MiG-31 của Không quân Nga bay ra ngoài không gian. (nguồn RT)

Ánh Dương (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/mig-31-lan-dau-mang-ten-lua-diet-ve-tinh-ca-nato-nin-tho-1123985.html