MiG-23 có thực sự 'mong manh' như phương Tây đánh giá? (1)

Khi MiG-23 không chiến với máy bay thế hệ thứ tư, được trang bị thiết bị điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến; do vậy, khoảng cách về khả năng cơ động và hệ thống điện tử hàng không của MiG-23 ngày càng bị nới rộng và sẽ gặp bất lợi tuyệt đối.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi nhiều vũ khí và trang bị của Liên Xô lần đầu ra mắt, chúng sẽ khiến các nhà quan sát phương Tây bị sốc hoặc thậm chí là hoảng sợ, nhưng sau khi thử nghiệm chiến đấu thực tế, họ sẽ đi đến đánh giá rằng, không có gì nguy hiểm. Ảnh: Máy bay MiG-25 từng là nỗi khiếp sợ của phương Tây.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi nhiều vũ khí và trang bị của Liên Xô lần đầu ra mắt, chúng sẽ khiến các nhà quan sát phương Tây bị sốc hoặc thậm chí là hoảng sợ, nhưng sau khi thử nghiệm chiến đấu thực tế, họ sẽ đi đến đánh giá rằng, không có gì nguy hiểm. Ảnh: Máy bay MiG-25 từng là nỗi khiếp sợ của phương Tây.

Tiêm kích MiG-23 Flogger là một trong số đó. Là đại diện tiêu biểu nhất cho dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai của Liên Xô, nhưng loại máy bay đã bị "tàn sát" bởi máy bay chiến đấu thế hệ 4 F-15 và F-16 trong chiến tranh Trung Đông; nhiều chuyên gia vội vã gán cho nó là sản phẩm của sự thất bại trong thiết kế.

Vào tháng 10/1973, sự chú ý của thế giới lại một lần nữa tập trung vào Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan - bộ phim về chiến tranh Trung Đông được "chiếu" lần thứ tư. Trong khuôn mặt của Không quân Israel, số chiến đấu cơ Su-7 và MiG-17 trong tay của Syria, và thậm chí cả tiêm kích MiG-21 tốt nhất, đều được xếp là "chiếu dưới".

Vì lý do này, Syria quyết tâm mua một lô máy bay hiện đại nhất từ Liên Xô, thương hiệu hàng đầu trong số đó là tiêm kích MiG-23, loại chiến đấu cơ từng gây chấn động thế giới phương Tây.

Ngoài những cân nhắc về tính bí mật, chiếc máy bay tiêm kích MiG-23 đầu tiên mà Liên Xô bán cho Syria đã được tháo rời thành các bộ phận và vận chuyển lắp ráp tại Syria. Nhưng khi cuộc chiến kết thúc thì hàng mới đến, và màn trình diễn được mong đợi nhiều với địch thủ Israel đã không xảy ra.

Trong khóa huấn luyện bay sau đó, các phi công Syria đã có một mối quan hệ yêu-ghét với chiếc máy bay mới tinh này. Một mặt, nhờ động cơ phản lực mạnh hơn và thiết kế cánh xuôi, có thể dễ dàng thay đổi tốc độ, các chỉ số cốt lõi của MiG-23 bao gồm tốc độ, độ cao và hỏa lực khá mạnh.

Nhưng mặt khác, việc điều khiển chiến đấu cơ MiG-23 rất phức tạp. Thiết kế cánh xuôi có thể thay đổi (cánh cụp - cánh xòe) và trọng lượng của nó quá lớn, vì vậy đã đánh mất đi sự nhanh nhẹn. Về hệ thống điện tử hàng không, Liên Xô chưa bao giờ bằng phương Tây.

Tệ hơn nữa, hệ thống điều khiển vô cùng phức tạp đã trở thành cơn ác mộng đối với những phi công mới vào nghề. Tỷ lệ tai nạn trong đào tạo do đó vẫn cao. Thực sự không dễ dàng gì để thuần thục các kỹ năng bay của những cặp cánh "cụp - xòe".

Vào ngày 19/4/1974, Thiếu tá Masri của Không quân Syria đang điều khiển chiếc MiG-23, đã đụng độ một máy bay tiêm kích bom F-4 của Israel trong quá trình huấn luyện. Hai trong số ba tên lửa không đối không R-13 do Masri phóng ra, đã trúng đích và một tên lửa bắn trượt mục tiêu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-4 Fantom của Không quân Israel - Nguồn: History Word.

Thật không may, chiếc MiG-23 của anh ta cũng bị trúng tên lửa vài giây sau đó, Masri đã kịp phóng dù và bị thương nặng sau khi nhảy dù; may mắn thay, anh ta sống sót và giành được danh hiệu "Anh hùng Cộng hòa Syria".

Khi Không quân Liên Xô đưa ra các yêu cầu thiết kế đối với máy bay chiến đấu hạng nặng MiG-23 từ Phòng thiết kế Mikoyan, trọng tâm là đối địch với F-4 và F-104 của không quân Mỹ. Tuy nhiên, tư tưởng về chiến tranh trên không của quân đội Mỹ nhanh chóng thay đổi đáng kể.

Không quân Mỹ đã học được từ Chiến tranh Việt Nam, khi cho rằng khả năng cơ động từ độ cao trung bình đến tầm thấp của máy bay quan trọng hơn nhiều, so với độ cao và tốc độ cao. Theo suy nghĩ này, máy bay chiến đấu thế hệ thế hệ 4 như F-14, F-15 và F-16 của Mỹ đã ra đời chỉ trong vòng vài năm. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16.

Năm 1976, máy bay chiến đấu F-15, F-16 được trang bị tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và tầm ngắn AIM-9 Sidewinder chính thức được trang bị trong lực lượng Không quân Israel. Như vậy, về thực lực, trang bị của không quân Israel đã tạo nên lợi thế thế hệ trước không quân Syria. Ảnh: Tên lửa Sidewinder.

Đứng trước tình huống này, Syria đã phải quay sang Liên Xô để được giúp đỡ một lần nữa. Tuy nhiên, máy bay thế hệ thứ tư của Liên Xô như Su-27 và MiG-29 khi đó vẫn còn trên bản vẽ thiết kế. Loại máy bay tốt nhất, mới nhất mà Liên Xô có thể bán cho Syria khi đó là mẫu tiêm kích MiG-23MF.

MiG-23MF được trang bị radar Sapfir-23E, với phạm vi tìm kiếm 85 km. Bản nâng cấp đồng thời có khả năng lắp hai tên lửa không đối không tầm trung R-23 và có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn. Ngược lại khi đó, F-16 đời đầu không có khả năng phóng tên lửa không đối không tầm trung, nên MiG-23MF có một số lợi thế trong tác chiến tầm xa.

Ngoài khả năng mang đạn tên lửa đối không tầm trung, MiG-23MF còn có thể mang 4 tên lửa tầm gần R-60 dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Tuy nhiên, tác chiến tầm gần rõ ràng không phải là thế mạnh của MiG-23, và nó sẽ không chiếm được lợi thế trước F-16 vốn nổi tiếng nhanh nhẹn.

Nếu đối đầu với F-16 hạng nhẹ, MiG-23MF vẫn đủ sức chiến đấu với lợi thế về tầm bắn tên lửa; nhưng khi đối đầu với tiêm kích F-15 hạng nặng, lại gặp bất lợi tuyệt đối. Radar APG-70 của F-15 có khả năng phát hiện phía dưới, và tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow của nó, có tầm bắn xa hơn nhiều so với R-23. Nguồn ảnh: QQ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/mig-23-co-thuc-su-mong-manh-nhu-phuong-tay-danh-gia-1-1493810.html