Mi-35M Nga xuất kích tấn công GNA tại Libya?

Truyền thông Nga vừa đăng tải đoạn video ghi lại cảnh trực thăng tấn công Mi-35M khai hỏa tấn công vào mục tiêu lực lượng GNA do Thổ hậu thuẫn tại Libya.

Mục tiêu liên tiếp bị rocket từ chiếc Mi-35M (được cho là của Không quân Nga) tấn công là vị trí của lực lượng Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) - lực lượng đang nhận được sự hậu thuẫn tích cực của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mục tiêu nằm trong đợt không kích này nằm tại thành phố ven biển Misrata, Libya - đây là khu vực chứa nhiều vũ khí GNA vừa được tiếp nhận từ Thổ Nhĩ Kỳ và đồng thời cũng là chiến trường lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đang mở những đợt tấn công quy mô lớn.

Hình ảnh trực thăng Mi-35M tấn công mục tiêu GNA.

Hình ảnh trực thăng Mi-35M tấn công mục tiêu GNA.

Trước khi Mi-35M và lực lượng LNA phát động tấn công, một lượng lớn vũ khí, đạn dược, xe bọc thép và các thiết bị quân sự khác của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chuyển đến các cảng hải quân và căn cứ không quân tại Misrata để bàn giao cho GNA.

Gói cung cấp vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho GNA như một phần của thỏa thuận mới đạt được gần đây. Và khi những vũ khí này có thể chưa kịp đưa vào hoạt động, chúng đã bị lực lượng LNA và Mi-35M tấn công quyết phá hủy.

Tuy nhiên, hiện không rõ tình trạng số vũ khí này bởi sau cuộc tấn công, các bên liên quan đều chưa có tuyên bố nào về số phận của chúng. Được biết, sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị lật đổ hồi tháng 10/2011, Libya đã trở nên vô cùng loạn lạc, các nhóm khủng bố kéo về đánh chiếm nhiều vùng đất; cùng với đó, xung đột giữa nhóm chính trị và sắc tộc khác nhau bùng phát đã chia rẽ đất nước thành 2 nửa.

Nắm quyền ở Tripoli, quản lý khu vực phía Tây đất nước là Chính phủ quốc gia Libya, được các nước phương Tây hỗ trợ. Còn ở thành phố Tobruk bầu ra "Nghị viện Libya", quản lý khu vực phía Đông đất nước, chịu ảnh hưởng lớn của tướng Khalifa Haftar - lãnh đạo lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Các bên đã ký thỏa thuận hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc hồi tháng 12/2015. Theo thỏa thuận này, Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) do Hội đồng Tổng thống lãnh đạo, đứng đầu là Thủ tướng Fayez Serraj được thành lập và bắt đầu hoạt động ở Tripoli từ ngày 30/3/2016.

Mặc dù vậy, cho đến nay GNA vẫn đang phải nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước trong bối cảnh quốc hội do dân bầu (tức "Nghị viện Libya") ở Tobruk, vẫn từ chối ủng hộ tiến trình này, trong khi chính quyền ở Tripoli cũng không muốn từ bỏ quyền lực.

Do đó, xung đột ở Libya trong thời gian tới sẽ ngày càng gia tăng là điều mà giới chuyên gia đã dự đoán từ trước và đó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các cường quốc như Nga, Mỹ, Italia, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ… kiếm lợi và tranh giành ảnh hưởng.

Giới phân tích cho rằng, cả Nga lẫn phương Tây đều đang nỗ lực tranh giành ảnh hưởng địa-chính trị, nhằm chi phối đường lối chính trị của quốc gia này trong tương lai, hoặc chí ít là mỗi bên nắm một nửa đất nước, không cho đối thủ toàn quyền chi phối chính quyền Libya.

Nga đang có quan hệ rất tốt với "Nghị viện Libya" ở thành phố Tobruk, do Tướng Haftorah lãnh đạo. Chính quyền phía Đông ngày càng vững chắc và LNA - dưới sự hậu thuẫn đắc lực của Nga, đang kiểm soát chặt chẽ nửa phía đông đất nước.

Sau những hỗn loạn kể từ khi nhà lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi bị giết trong cuộc chiến ở Syria (với sự tổ chức và hậu thuẫn của phương Tây), việc chính phủ Libya không ngăn nổi sự sụp đổ của nhà nước vào năm 2015 là "một cơ hội cho Moscow".

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chính trị rối ren ở Libya, Nga có thể sẽ triển khai một số căn cứ quân sự ở phía Đông Libya, vừa giúp họ đánh các tổ chức khủng bố IS và al-Qaeda, vừa ngăn chặn các thế lực quân sự phía Tây thôn tính toàn bộ đất nước, biến Libya thành một kịch bản tương tự Syria.

Clip trực thăng Mi-35M khai hỏa tấn công vị trí của GNA

Ngọc Hòa

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/mi-35m-nga-xuat-kich-tan-cong-gna-tai-libya-3393447/