Mẹo hay phòng bệnh đúng cách cho trẻ khi mưa lạnh, độ ẩm cao

Mùa xuân có mưa phùn nên không khí ẩm ướt, sáng ra hay có phùn, buổi trưa ấm áp hơn, nhưng chiều tối lại chuyển lạnh rất thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh, đặc biệt là trẻ em. Những mẹo sau sẽ giúp các bạn, đặc biệt là trẻ em giảm thiểu đau ốm khi tiết trời nồm ẩm.

Tăng cường sức đề kháng

Trẻ em có sức đề kháng kém. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần xây dựng thực đơn khoa học, hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả tươi thay vì chất béo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bổ sung nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị mất nước. Rèn luyện thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, duy trì chế độ luyên tập thể dục thể thao.

Giữ ấm cho cơ thể

Trẻ em cần được giữ ấm bụng để tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là đối với người già. Hạn chế cho trẻ em và người cao tuổi ra ngoài trời khi thời tiết mưa phùn, nóng - lạnh thất thường.

Ảnh minh họa

Khi bị dính nước mưa cần làm khô và sưởi ấm người ngay, thay quần áo nhanh chóng, uống nước đường, gừng nóng... để ngăn ngừa bị cảm lạnh.

Bảo đảm vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Nên đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Lau nhà cửa sạch sẽ bằng các khăn lau thấm hút nước tốt. Bạn nên thường xuyên thay chăn ga để phòng tránh nấm mốc, ẩm ướt vì có thể là căn nguyên gây nên các bệnh nguy hại cho sức khỏe. Trong nhà, các đồ dễ bị ẩm mốc nên để trên cao, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Ảnh minh họa

Làm khô phòng, quần áo

Nấm mốc, vi khuẩn... có thể lơ lửng trong không khí, thường bám vào quần áo, chăn chiếu, sách vở... Để tránh bị bệnh, trong phòng nên sử dụng máy hút ẩm. Lưu ý không nên sử dụng thảm trải sàn. Quần áo khi mặc nên sấy hoặc là khô, tránh cho trẻ mặc quần áo ẩm dễ bị nhiễm lạnh, gây nên những cơn hen phế quản. Vật dụng trẻ hay tiếp xúc nên thường xuyên phơi phóng cho khô ráo.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe

Ngoài việc tiêm phòng bệnh đầy đủ cho trẻ, cha mẹ nên chú ý những thay đổi bất thường về sức khỏe của bé như bị ho, sốt cao, quấy khóc, biếng ăn... Đối với người già, chân tay mỏi mệt, không ăn được nhiều, mất ngủ triền miên... cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị đúng đắn.

Ảnh minh họa

Giữ ấm bụng cho trẻ

Để tránh bị lạnh bụng, gây tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Còn giúp hệ tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.Các kiểu áo giống tạp dề, hoặc quấn khăn xô mỏng quanh bụng rồi mới mặc quần áo ra ngoài giữ ấm bụng trẻ nhỏ rất tốt (quấn vừa, kéo quấn quá lỏng khăn tuột sẽ không giữ được nhiệt, quấn quá chặt trẻ sẽ khó thở). Quấn khăn cả khi trẻ ngủ để đề phòng trẻ đạp chăn sẽ bị hở bụng.

Buổi sáng đi học nên mặc cho trẻ một áo cotton bên trong, ngoài khoác áo rét. Như thế sáng trẻ được mặc ấm, trưa nóng thì cởi bớt áo khoác để tránh mồ hôi thấm ngược dễ sinh cảm lạnh.

Uống nhiều nước

Cho trẻ uống đủ nước, nhất là trẻ nằm ở phòng có quạt (đèn) sưởi, hoặc điều hòa hay bị mất nước. Nếu trẻ bị dính nước mưa cần thay quần áo nhanh, cho trẻ uống sữa, nước đường gừng nóng… ngay.

Ảnh minh họa

Thiết bị đo độ ẩm

Trong mỗi gia đình nên có thiết bị đo độ ẩm, nhiệt độ trong phòng nhằm giúp cho con người có những điều chỉnh phù hợp đối với việc sinh hoạt, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ảnh minh họa

Khi độ ẩm ở ngưỡng cao hơn mức cho phép, khi đó chúng ta nên đóng cửa phòng, dùng quạt thông gió… làm giảm độ ẩm trong không khí. Tuy nhiên trên thực tế các thức này thường không mấy hiệu quả, hầu hết chúng ta đều cần sử dụng tới các thiết bị làm giảm độ ẩm chuyên dụng như máy hút ẩm.

Những lưu ý khác tránh bệnh mùa nồm, ẩm cho trẻ

+ Đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà.

+ Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn cotton thấm hút nước tốt.

+Vệ sinh nhà cửa, môi trưởng sạch sẽ khi thời tiết nồm ẩm

+ Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga (có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ).

+ Cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, hạn chế đồ ăn béo.

+ Đêm ngủ, nếu trẻ ra mồ hôi cần lau khô bằng khăn xô, tránh để lưng trẻ ướt trẻ sẽ bị nhiễm lạnh.

+ Khi thấy trẻ ho tiếng nặng, sốt, hắt hơi liên tục…cần đưa trẻ đi khám ngay (lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ).

+ Cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây lan bệnh cho các bạn.

Vi vậy, cha mẹ cần giữ vệ sinh môi trường, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thể bằng cách bổ sung nhiều vitamin C (có thể là thuốc hoặc từ các loại hoa quả). Hơn nữa, cần vệ sinh cổ họng, răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày, người lớn cần tập thể dục thường xuyên cho trẻ.

Lan Anh

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/meo-hay-phong-benh-dung-cach-cho-tre-khi-mua-lanh-do-am-cao-554811.html