Mẹ Thiên nhiên hiền hòa nhưng khi 'giận dữ' vô cùng đáng sợ

Con người may mắn khi được mẹ Thiên nhiên ban tặng nhiều tạo vật, kỳ quan mang vẻ đẹp siêu thực, từ động băng long lanh đến hồ nước màu hồng,... Tuy nhiên cũng có lúc trút cơn giận dữ đáng sợ đến chết người.

Mỏ khí Darvaza ở Turkmenistan còn được biết đến là "Cánh cổng Địa ngục" lúc nào cũng cháy đỏ rực trông thật đáng sợ. Mỏ khí này sâu ít nhất 20 mét và vẫn bốc cháy từ những năm 1970.

Mỏ khí Darvaza ở Turkmenistan còn được biết đến là "Cánh cổng Địa ngục" lúc nào cũng cháy đỏ rực trông thật đáng sợ. Mỏ khí này sâu ít nhất 20 mét và vẫn bốc cháy từ những năm 1970.

Mạch nước phun trào Strokkur Geyser ở Haukadalsvegur, Iceland cứ mỗi 5-10 lại phun trào một lần, vừa đẹp nhưng cũng vừa đáng sợ. Nó được tạo nên bởi magma gần bề mặt Trái đất, làm sôi nước nóng chảy từ các sông băng gần đó.

Núi lửa Etna ở Sicily, Italy phun trào như sự giận dữ của mẹ Thiên nhiên. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở châu Âu suốt hàng nghìn năm qua.

Một trong những cơn bão "khủng khiếp" nhất đổ bộ Ireland, Ophelia đã xuất hiện và tàn phá khắp đất nước này.

Cơn bão Ophelia tấn công ngọn hải đăng Porthcawl ở xứ Wales, tạo nên những con sóng khổng lồ. Cơn bão cũng mang theo bụi cát từ sa mạc Sahara đến Vương quốc Anh, khiến cho bầu trời có màu màu cam mờ.

Khi mẹ Thiên nhiên giận dữ trông thật đáng sợ. Những gì còn lại tại Mozambique sau khi cơn lốc xoáy Kenneth tấn công vào tháng 4/2019 là minh chứng cho điều đó.

Bức ảnh này chụp dung nham "tươi" từ núi lửa Kīlauea của Hawaii chảy xuống Thái Bình Dương - chúng có thể phá hủy bất cứ thứ gì xung quanh.

Siêu bão sấm sét tại Kansas, Mỹ có thể gây ra mưa đá lớn, lũ lụt, giông bão và lốc xoáy.

Ngọn hải đăng Felgueiras của Bồ Đào Nha ở Porto bị sóng lớn "trùm đầu".

Bản thân núi lửa hoạt động khá đáng sợ nhưng chúng cũng có thể đi kèm với sét. Hình ảnh chụp Calbuco, một ngọn núi lửa ở miền nam Chile, vào năm 2015.

Vụ phun trào núi lửa năm 2010 tại Eyjafjallajökull, Iceland khiến lượng lớn tro núi lửa bị đẩy ra ngoài khí quyển. Kết quả là, nó đã gây ra sự gián đoạn du lịch hàng không trên khắp Bắc Âu trong gần một tuần.

Bão tuyết ở Umnugobi, Mông Cổ.

Tia chớp "giận dữ" xé toạc bầu trời Kuala Lumpur, Malaysia.

Lốc xoáy tại Kaiyuan ở phía đông bắc Trung Quốc, vào tháng 7/2019 để lại khung cảnh hoang tàn.

Mộc Nhiên (theo Exploring)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/me-thien-nhien-hien-hoa-nhung-khi-gian-du-vo-cung-dang-so-1373203.html