Mẹ tẩm bổ nước cam cho bé, bác sĩ chỉ cách chọn thời điểm

Các chuyên gia cảnh báo rằng uống nước cam phải đúng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cho sức khỏe.

Nếu cha mẹ cho trẻ uống nước cam, ăn cam sai thời điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Nếu cha mẹ cho trẻ uống nước cam, ăn cam sai thời điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nhiều trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp. Lo lắng cho sức khỏe của trẻ, nhiều gia đình đã chọn cách cho trẻ uống nước cam mọi lúc, mọi nơi để tăng cường đề kháng.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng uống nước cam phải đúng thời điểm thì mới có thể đem lại hiệu quả cho sức khỏe. Nếu uống sai thời điểm, trẻ không những không tăng đề kháng mà còn ốm thêm.

Không uống nước cam gần thời điểm uống sữa

Theo PGS TS Phạm Văn Hoan, Viện phó Viện Y học ứng dụng Việt Nam, protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam dễ gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy cho trẻ. Do đó, cha mẹ không nên ăn hoặc uống nước cam và các loại trái cây cùng họ như quýt, bưởi ngay trước và sau khi uống sữa. Tốt nhất, phụ huynh nên cho con uống nước cam trước hoặc sau khi uống sữa xong từ 1-2 tiếng đồng hồ.

Không nên ăn quá nhiều cam mỗi ngày

Theo bác sĩ Hoan, tùy tuổi và trọng lượng cơ thể bé mà mỗi ngày bạn có thể cho con ăn từ một đến hai trái cam chứ không nên ăn quá nhiều.

Bởi cam dù tốt nhưng việc ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể bé bị “quá tải” vitamin C và axit oxalic. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Hơn nữa, lượng đường có trong cam cũng khiến bé dễ gặp các vấn đề về răng miệng.

Không uống cùng thuốc

Nhiều bà mẹ cho rằng nếu trẻ không thích uống thuốc, có thể dụ trẻ bằng cách cho uống cùng nước cam. Tuy nhiên, uống nuớc cam cùng với thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đôi khi còn gây ra những tác dụng phụ không ngờ bạn không ngờ được nữa.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.

Không uống trước khi đi ngủ

Phụ huynh cũng không nên cho trẻ uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ. Hơn nữa, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.

Không nên uống nuớc cam khi đói cũng như khi no

Khi bé đói, các axit amin có trong cam sẽ gây kích thích màng nhầy thành dạ dày, gây hại cho sức khỏe của bé. Còn sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa tiêu thụ. Do đó cha mẹ không nên uống nước cam thời điểm này làm bởi dễ làm tăng áp lực lên dạ dày, gây tức bụng, khó chịu.

Không uống nước cam khi ăn hải sản

Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại khi kết hợp thực phẩm giàu vitamin C như cam thì lại gây hại cho cơ thể. Bởi khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm video: Trẻ 10 tháng tuổi bị tím đùi, xước mặt sau khi từ trường mầm non về

Ngọc Châu - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/me-tam-bo-nuoc-cam-cho-be-bac-si-chi-cach-chon-thoi-diem-55281-9.html