Mẹ Sài thành gợi ý thực đơn ăn dặm cực hấp dẫn khiến con ăn tì tì mỗi bữa

Nhìn những món ăn dặm vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng mà chị Quỳnh Nga nấu cho con trai, chắc hẳn bé nào cũng sẽ hứng thú ăn thun thút với bữa ăn của mình.

Có thể nói rằng, với nhiều bà mẹ, cho con ăn dặm là việc khá căng thẳng, mệt mỏi nhưng với chị Quỳnh Nga, mỗi bữa ăn của con lại là khoảng thời gian vui vẻ và thư giãn. Bữa ăn nào bé Cún cũng ăn thun thút, hào hứng và hợp tác với những món ngon mẹ nấu.

Chị Nga (đeo kinh) và bé Cún (Ảnh: NVCC)

Chị Nga (đeo kinh) và bé Cún (Ảnh: NVCC)

Khi Cún được 5,6 tháng thì mình cho bé ăn dặm, Ban đầu mình cho con ăn với cháo rây 1:10, dạng như kiểu ăn dặm truyền thống. Nhưng Cún không hào hứng với kiểu đút thìa và bé không thích cháo, nên khi bé bước qua 7 tháng mình giới thiệu cho bé ăn dặm chỉ huy (blw), được cái bé rất hào hứng.

Khi bé được 8,5m thì bé bị viêm họng, sụt kí, nên mình quyết định lại giới thiệu cho bé qua ăn dặm truyền thống, bắt đầu bằng cháo hạt và cơm nát, trộm vía bé ăn thô khá tốt do bé đã được cọ xát với blw rồi”, chị Nga chia sẻ.

Bé Cún trông rất kháu khỉnh, đáng yêu (Ảnh: NVCC)

Bà mẹ trẻ cho hay, khi bé lên 12 tháng thì bé ăn cơm như người lớn Chị không rập khuôn theo lịch của bé nào hết, vì mỗi bé là một cá thể khác biệt và mẹ là người hiểu con nhất, đơn giản chị chỉ dựa theo tình trạng của con, xem con có rơi vào tuần khủng hoảng hay không để đưa ra lựa chọn thích hợp.

Phương pháp được bà mẹ Sài thành lựa chọn cho con là 3in1, bởi chị thấy phương pháp này có sự kết hợp giữa những ưu điểm của 3 phương pháp ăn dặm hiện hành. Dưới 1 năm, chị không ép con ăn, đồng thời đề ra nguyên tắc không đi rong, không điện thoại, ăn đúng 30 phút là dừng. Khi con ăn cơm, chị cho con ăn cơm với thức ăn, canh sẽ húp sau, không chan cơm vào canh, vì làm như thế con sẽ không nhai mà nuốt rất nguy hiểm cho đường tiêu hóa.

Bé luôn hợp tác với mẹ trong mỗi bữa ăn (Ảnh: NVCC)

Mình luôn canh đúng sức con ăn như thế nào mà nấu cho con, không nấu nhiều để mai con ăn tiếp, hạn chế tình trạng để thức ăn qua đêm không hề tốt chút nào, mình muốn con luôn được ăn thức ăn mới”, chị Nga tâm sự.

Thường thì chị Nga sẽ nấu 1 nồi cháo trắng có thêm gạo nếp, sau đó bỏ vào khay và cấp đông. Khi nào đến bữa ăn thì chỉ cần lấy 2 viên cháo ra và nấu với nguyên liệu mới cho bé, đồng thời chị luôn thay đổi thực đơn cho con. Dưới 1 tuổi, chị vẫn cho bé ăn 2 cữ. Có khi nấu nui, bún gạo, mì somen cho bé đổi món để bé không ngán. Không chỉ vậy chị Nga còn rất khéo léo và chịu khó chế biến nhiều món phụ để bổ sung thêm dinh dưỡng và kích thích cho bé ngon miệng hơn.

Chị Nga cho hay, chị nuôi con theo kiểu của mẹ, không rập khuôn theo ai hết, bởi chỉ có chính mình mới hiểu được con cần gì và cần bổ sung như thế nào cho hợp lý, đôi khi lý thuyết chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi, còn ứng dụng cũng phải tùy từng bé.

Vì không ép con ăn, nên khi con rơi vào tuần khủng hoảng, rất biếng ăn, chị Nga cũng không bắt ép, mà cho con ăn theo sức của mình, khi nào con ăn lại sẽ ăn bù.

Bên cạnh đó, bà mẹ trẻ cũng đưa ra lời khuyên đến các mẹ đã, đang và sắp cùng con bước vào giai đoạn ăn dặm đó là, các mẹ nên chú ý và đảm bảo những món ăn dặm dành cho con yêu phải bao gồm đầy đủ nhóm dinh dưỡng cần thiết: chất đường, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây.

Hãy cố gắng chọn nguồn thực phẩm ăn dặm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho bé, đồng thời nên sử dụng đa dạng phong phú các loại thực phẩm rau củ quả cũng như chất đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, lươn, ngao… theo từng giai đoạn ăn dặm của con trong từng tháng khác nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi và không ăn đồ đóng hộp vì có chất bảo quản, bởi lúc này các con vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.

Cùng ngắm thực đơn của mẹ đảm làm cho bé Cún nhé:

Văn Anh

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/me-sai-thanh-goi-y-thuc-don-an-dam-cuc-hap-dan-khien-con-an-ti-ti-moi-bua-20190514162251033.htm