Mẹ Đà Nẵng chia sẻ trọn bộ thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi, mẹ khỏi cần vắt óc nghĩ mỗi ngày

Nếu mẹ vẫn còn đau đầu với các bữa ăn cho con mỗi ngày thì hãy xem ngay thực đơn ăn dặm trọn bộ cho bé 7 tháng dưới đây nhé.

Ai làm mẹ cũng mong muốn có thể mang lại những điều tốt nhất cho con bởi “với mẹ, có con là có tất cả”. Chị Dương Thị Kiều Oanh (hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng) cũng là một người mẹ như vậy.

Chị Kiều Oanh cho biết, chị bắt đầu cho bé Teddy (con trai chị) ăn dặm từ lúc bé được 5 tháng 20 ngày. Trong giai đoạn đầu, chị Oanh cho con ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Sau đó kết hợp thêm ăn dặm truyền thống và BLW.

Mẹ Kiều Oanh và con trai Teddy. Ảnh: NVCC

Mẹ Kiều Oanh và con trai Teddy. Ảnh: NVCC

Chia sẻ về lý do chọn kết hợp cả 3 phương pháp, chị Oanh cho hay: “Mới đầu, mình cho bé ăn kiểu Nhật để tạo điều kiện cho con cảm nhận được hương vị của món ăn, giúp mẹ nắm bắt được con thích ăn gì, không thích ăn gì. Và điều quan trọng là giúp mình kiểm soát được bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào.

Mỗi phương pháp đều có ưu và khuyết điểm riêng. Từ giai đoạn tiếp theo mình cho bé ăn thêm phương pháp ăn dặm truyền thống và BLW . Ăn theo BLW giúp bé cầm nắm tốt hơn và chủ động hơn trong việc ăn uống, điều mình thích ở phương pháp này là giúp bé xử lý thức ăn tốt và dễ ăn thô. Còn ăn dặm truyền thống giúp mẹ rút ngắn thời gian những khi mẹ quá bận, vẫn đảm bảo dinh dưỡng trong 1 bữa ăn, nhưng ăn theo phương pháp này bé nhanh ngấy”.

Bé Teddy luôn hào hứng với các bữa ăn mẹ nấu. Ảnh: NVCC

Nói về giai đoạn con rơi vào tuần khủng hoảng (wonder week), không chịu ăn thứ gì, chị Oanh bật mí: “Mình vẫn kiên trì nấu cho bé, thay đổi thực đơn đa dạng như bún, mỳ, pizza, custard… Nếu bé vẫn nhất quyết không ăn thì mình dọn và bế bé ra khỏi ghế. Quan điểm của mình ngay từ đầu là không ép con ăn, dưới 1 tuổi con uống sữa là chính. Để con không chán ăn, mẹ nên đa dạng các món, làm đồ ăn nhiều màu sắc để hấp dẫn con. Thêm nữa, mẹ hãy để con được đói thì mới không chán ăn, không sợ các món mẹ nấu được”.

Về nguyên liệu chế biến các món ăn cho con, chị Kiều Oanh cho hay, chị luôn chọn nguyên liệu tươi sạch đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng. “Mẹ không nên cấp đông đồ quá lâu làm mất dinh dưỡng. Dưới 1 tuổi mẹ không nên nêm nếm bất cứ gia vị gì ngoài dầu ăn. Từ khi bé 8 tháng, mình mới bổ sung thêm nước tương tách muối để bữa ăn thêm đậm đà và có màu sắc thôi. Cái này không bắt buộc, mẹ có thể dùng hoặc không”.

Chia sẻ kinh nghiệm rút ra sau quá trình tập cho con ăn dặm, chị Oanh nhắn gửi đến các bà mẹ đang bắt đầu cho con bước vào hành trình này như sau: “Các mẹ cứ đọc sách, tìm hiểu những mẹ khác, đọc thêm trên mạng và thực hành thì sẽ thành công trong quá trình ăn dặm. Cũng không nên ép buộc con trong khuôn khổ sách vở quá, các mẹ cứ nghe theo cơ thể của con là điều quan trọng nhất.

Để con được hào hứng thì điều quan trọng nhất là phải cho con một chiếc bụng đói, một tô cháo không quá "thập cẩm". Bữa ăn phải đa dạng và đủ màu sắc. Ngay từ đầu mẹ không nên ép bé ăn để tạo suy nghĩ trong đầu con về ăn dặm là một thứ gì đó rất đáng sợ.

Nếu con mè nheo trong bữa ăn thì mình sẽ bế bé ra ngồi 5-10 phút rồi cho bé ngồi vào ghế ăn lại. Quá trình lặp lại 3 lần mà bé vẫn không ăn thì mình dọn hẳn luôn, chứ mình tuyệt đối không tạo thói quen xấu cho con bằng cách: bế rong, mở tv, dọa nạt,... Chúc các mẹ thành công trong hành trình ăn dặm cùng con yêu nhé”.

Dưới đây là thực đơn những bữa ăn chị Kiều Oanh nấu cho con trai trong tháng 7:

Thùy Linh

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/me-da-nang-chia-se-tron-bo-thuc-don-an-dam-cho-be-7-8-thang-tuoi-me-khoi-can-vat-oc-nghi-moi-ngay-201904091559269.htm