Mẹ có biết vệ sinh thường xuyên 4 bộ phận sau của trẻ sơ sinh chỉ làm hại bé hay không?

Hàng ngày chúng ta luôn vệ sinh cơ thể của trẻ nhưng ít ai biết rằng trên cơ thể có những vùng không nhất thiết phải vệ sinh kỹ. Thậm chí, nếu bạn tẩy rửa nhiều thì càng nguy hiểm hơn.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ là tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý tránh những vùng này ra bởi chúng có khả năng tự làm sạch và không nhất thiết phải kì cọ quá nhiều, nếu không sẽ gây ra hậu quả khó lường.

Vùng kín, cơ quan sinh d.ục ngoài

Da của trẻ rất non nớt nên việc làm sạch vùng kín quá mức có thể gây nhiễm trùng. Khác với cấu trúc vật lý của cơ quan sinh d.ục nam, cơ quan sinh d.ục nữ của trẻ em gái khi chưa phát triển hoàn thiện thường chưa có hệ thống bài tiết estrogen hoàn chỉnh, niêm mạc â.m đạo mỏng, khả năng tự vệ â.m đạo vẫn chưa hình thành, dễ bị tổn thương khi gặp mầm bệnh, tạo ra nhiễm trùng thứ cấp.

Các bác sĩ khuyên rằng khi vệ sinh vùng k.ín cho trẻ nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, sử dụng đồ dùng riêng, tốt nhất là dùng nước sạch hoàn toàn. Với bé gái rửa tuần tự từ trước ra sau (hậu môn) còn với bé trai thì nên rửa kỹ phần đầu.

Tai

Khi tắm cho con, nhiều mẹ nhận thấy tai bé bị bẩn và cố gắng dùng khăn để lau sạch. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm sạch tai quá kỹ có thể làm đau, thậm chí nhiễm trùng tai bé. Bởi lẽ, tai là một trong những bộ phận có khả năng tự làm sạch, tốt nhất mẹ không nên vệ sinh tai cho con. Nếu vẫn muốn làm sạch tai bé, bạn chỉ nên dùng khăn sạch lau bên ngoài vành tai.

Rốn

Rốn là phần da mỏng nhất ở thành bụng và cũng là bộ phận yếu nhất trong cơ thể. Khi tắm cho con, mẹ cần tránh làm sạch rốn quá mức bởi nếu vệ sinh rốn quá sạch có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng do lạnh. Để đảm bảo sức khỏe cho con, mẹ cần làm sạch rốn càng nhẹ nhàng càng tốt. Nếu muốn lau rửa rốn của bé, mẹ hãy lau nhẹ bên ngoài, đừng lau sâu vào bên trong.

Mũi

Trong khi tắm, nhiều mẹ có thói quen ngoáy mũi, rửa mũi để mũi của bé được sạch sẽ. Tuy nhiên, niêm mạc mũi của bé còn rất mỏng, mẹ cố ngoáy mũi, rửa mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của con. Khi tắm cho bé, nếu thấy mũi của con còn nhiều gỉ, mẹ hãy lau bằng nước nóng, khi trẻ hắt hơi, gỉ mũi sẽ thoát ra ngoài một cách tự nhiên.

Khi nuôi con nhỏ các mẹ thường lo lắng con sẽ nhiễm bẩn mà sinh bệnh, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý không phải bộ phận nào cũng được "đụng" đến. Với những bộ phận được khuyến cáo trên các mẹ nên cẩn thận hơn, kẻo gây tôn thương đến con nhé!

Ảnh: Internet

Thủy Nguyễn

Theo: Thể thao văn hóa

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus.vn/nuoi-con/me-co-biet-ve-sinh-thuong-xuyen-4-bo-phan-sau-cua-tre-so-sinh-chi-lam-hai-be-hay-khong-23022.html