Mẹ chủ quan không chăm sóc cuống rốn, con mới sinh nhiễm trùng máu, suy hô hấp nguy kịch

Chỉ vì chủ quan trong việc chăm sóc cuống rốn con mới sinh mà bà mẹ này đã khiến con bị nhiễm trùng máu nặng, suy hô hấp và viêm màng não

Mới đây, câu chuyện về một bà mẹ phải đưa con cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm trùng cuống rốn thu hút nhiều bình luận của cư dân mạng.

Cụ thể, một bà mẹ mới sinh được 7 ngày thì phải đưa con vào viện cấp cứu gấp vì bé tự dưng sốt cao, rốn có nhiều mủ, nề đỏ xung quanh, nôn ói, ỉa chảy liên tục, bụng trương cứng lên. Bác sĩ cho biết tình trạng bé nguy kịch, nguy cơ không qua khỏi vì nhiễm trùng rốn quá nặng, vi khuẩn tấn công gây suy hô hấp, viêm màng não.

Sau sinh khoảng 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày), cuống rốn của con sẽ rụng. Nếu rốn lâu rụng thường là do các mẹ vệ sinh bằng các chất sát trùng mà làm quá kĩ, do bé mắc 1 số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm trùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu các mẹ để ý sẽ biết được rằng, sau khi con ra đời, các bác sĩ kẹp rốn lại rồi cắt. Chỗ cuống rốn còn lại đó sẽ mau chóng khô héo, cứng và ngả màu đen. Cái này còn được gọi là hoại tử khô. Mạch máu rốn co thắt lại và bị bít hẳn sau vài ngày. Sự rụng rốn bắt đầu ở vùng chân rốn, có xuất hiện một ít dịch nhầy đục, rất khó phân biệt dịch này với mủ rốn do nhiễm trùng nên nhiều mẹ chủ quan lắm. Trong quá trình này, rốn của con rất dễ bị nhiễm trùng, xung huyết, lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, có mủ... nếu mẹ không giữ vệ sinh đúng cách.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý về việc chăm sóc cuống rốn con mới sinh mẹ cần nắm bắt:

Nguyên nhân nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là do:

- Mẹ vỡ ối sớm, mẹ sốt khi sinh, bé sinh non, nhẹ cân, lúc sinh không tiệt trùng kĩ dụng cụ, có đặt catheter vào tĩnh mạch rốn.

- Mẹ để lâu không lau rửa, không vệ sinh cuống rốn sạch sẽ và thay băng hằng ngày cho con.

- Băng rốn con quá kĩ, quá chật, bí bách, để rốn bị ướt, ngấm nước thường xuyên, tự ý ngắt cuống rốn, rắc các thứ bậy bạ lên rốn để rốn con mau rụng mau lành mà chưa có sự cho phép của bác sĩ (chẳng hạn có nhiều mẹ đã bôi tro, bùn, tiêu, tỏi, sữa mẹ... vô rốn con đấy ạ).

- Quần áo, chăn mền của bé bị bẩn, tay mẹ chưa rửa sạch mà đã bế con, đụng vào rốn con...

Ngoài nhiễm trùng rốn do vệ sinh kém còn có nhiễm trùng rốn do bé bị uốn ván. Cái uốn ván này là tại thiết bị mổ xẻ, chăm sóc bé không được vô trùng hoặc tại các mẹ không chịu tiêm vắc-xin phòng uốn ván trước hoặc trong khi mang bầu.

Biểu hiện của trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn:

Nhiễm trùng rốn có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng huyết với các biểu hiện: bé sơ sinh ngủ li bì, bú kém, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt; viêm cơ thành bụng, hoại tử cơ, viêm động mạch, tĩnh mạch rốn, gây tắc tĩnh mạch gan hoặc áp-xê gan. Nhiễm trùng huyết sẽ khiến các vi khuẩn có hại tấn công lên não và các bộ phận khác trong cơ thể khiến bé sơ sinh chống chọi không được, tử vong nhanh chóng.

Ngoài nhiễm trùng, trẻ rụng rốn xong vẫn có thể mắc các tình trạng như:

- Chồi rốn: rốn rụng rồi nhưng dưới chân rốn còn một mô hạt nhỏ gây rỉ dịch kéo dài. Nếu chồi rốn quá to và quá nhiều dịch phải đốt bằng dao điện.

- Có ống ruột rốn hoặc niệu rốn: là ống thông nối chưa bít hẳn giữa ruột và rốn hoặc giữa bàng quang và rốn, làm rỉ dịch ruột kéo dài hoặc rỉ nước tiểu ra lỗ rốn. Cái này phải phẫu thuật nha các mẹ.

Để tránh nhiễm trùng rốn cho con mẹ cần lứu ý:

- Tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước hoặc trong lúc mang bầu.

- Khi đi sinh, các mẹ nhớ yêu cầu phía bệnh viện đảm bảo nguyên tắc vô trùng nghiêm ngặt đối với các dụng cụ mổ xẻ, kẹp cắt rốn...

- Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn trước và sau khi chăm sóc rốn của bé hoặc những lúc gần gũi bé.

- Giữ rốn và vùng xung quanh rốn sạch, khô cho đến khi rụng. Lỡ rốn con bị ướt nước, dính phân, nước tiểu... thì các mẹ hãy dùng gạc hoặc khăn mềm sạch nhúng nước cất để rửa sau đó lau khô. Không nên dùng bông gòn vì các sợi bông dễ dính vào không lấy ra được.

- Tốt nhất là để hở rốn, nếu có băng thì băng bằng 1 lớp gạc thật mỏng thôi để không khí lưu thông chứ không là rốn bị bí chặt sẽ nhiễm trùng, hoại tử đó.

Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng quanh rốn để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không được lấy tay gỡ, ngắt cuống rốn hay rắc, bôi bất cứ thứ gì lên rốn mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Ảnh minh họa

- Quần áo, chăn mền dùng cho con phải được giặt giũ sạch sẽ.

- Không quấn con quá kĩ, mặc tã thì không được phủ trên rốn.

- Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng quanh rốn để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không được lấy tay gỡ, ngắt cuống rốn hay rắc, bôi bất cứ thứ gì lên rốn mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

- Khi cuống rốn đã khô và teo đi, mẹ hãy tháo bỏ kẹp rốn. Khi rốn chưa rụng thì nên tắm bé kiểu “đầu” và “chân” để giữ phần rốn được khô. Không cần thiết phải dùng dung dịch sát trùng rốn trong chăm sóc bình thường. Nếu có dùng thì chỉ làm sơ sơ bằng oxy già, cồn iod 1% sau khi đã tắm con.

- Cho trẻ da tiếp da liền sau khi sinh để bé được sưởi ấm và nhận lấy 1 số vi khuẩn có lợi từ mẹ. Đồng thời cho con bú mẹ càng sớm càng tốt để hưởng được nguồn sữa non quý giá có kháng thể tự nhiên chống nhiễm trùng.

- Nếu thấy con có bất cứ biểu hiện nào như: rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu, da xung quanh rốn sưng nề đỏ, rốn rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng hơn 2 ngày, bé sốt, hạ thân nhiệt, bú kém... thì phải đưa đi khám ngay lập tức.

Đó, các mẹ lưu ý kĩ những điều bác sĩ nói chứ tuyệt đối đừng chủ quan nha! Em thì sợ lắm rồi. Giờ ngồi ở nhà mà run quá, cứ hễ ai gọi điện thoại đến là em lại giật nảy mình sợ báo tin buồn. Thôi chắc em lại thay đồ vô viện xem tình hình sao chứ ngồi thế này ở nhà lo quá. Em tắt máy đây, có gì em sẽ báo tình hình sớm cho các mẹ biết nha!

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Thông thường, nếu bà mẹ đẻ thường, không có nguy cơ, sản phụ chỉ lưu lại nhà hộ sinh 2-3 ngày và được bác sĩ cho ra viện về nhà tự theo dõi tiếp. Nếu người mẹ ở tại cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các y bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Khi mẹ và bé về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn do sản phụ hoặc người thân thực hiện. Nếu chưa biết cách chăm sóc rốn, các bà mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất đơn giản: việc tắm, lau người, chăm sóc trẻ là việc làm hàng ngày, song cần giữ cho rốn được khô, thoáng, sạch.

Bà mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ chăm sóc rốn như: cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng. Tất cả những thứ này có sẵn tại các quầy thuốc. Mỗi lần vệ sinh rốn cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch. Gỡ gạc cũ ra, dùng bông đã thấm cồn: 1 miếng lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn, 1 miếng lau vòng quanh rốn, chỗ tiếp xúc với da bụng, rồi lau rộng da xung quanh rốn. Để khô, sau đó thay gạc mới, đặt lên rốn rồi kéo băng rốn mới lên. Khi rốn chưa rụng, vệ sinh rốn như vậy mỗi ngày 1 lần.

Khi rốn rụng, về mặt chức năng các mạch máu đã đóng kín nhưng về cơ thể học cũng vẫn thông cho đến ngày thứ 15-20 sau khi sinh. Trong khoảng thời gian mới rụng, các mạch máu rốn sẽ là ngõ vào của các vi trùng gây bệnh. Bởi vậy, khi rốn đã rụng vẫn nên duy trì vệ sinh rốn bằng cồn rồi che rốn bằng gạc mỏng, giữ sạch chỗ lên da non cho đến khi rốn khô hẳn. Trường hợp thấy rốn có mủ hoặc rớm máu, mùi hôi, cần dùng nước ôxy già để rửa, chờ khô, đặt gạc mỏng lên. Làm như vậy 3 lần/ngày. Trường hợp phát hiện chỗ rốn có sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi, trẻ sốt, bỏ bú thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Thùy Linh (T.H)

Tags : Từ khóa

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/me-chu-quan-khong-cham-soc-cuong-ron-con-moi-sinh-nhiem-trung-mau-suy-ho-hap-nguy-kich-20180724112923131.htm