Mẹ bầu có biết: Vì sao thai nhi thường hoạt động nhiều vào ban đêm?

Khi em bé lớn dần trong bụng mẹ, hiện tượng 'thai động' cũng trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Vậy mẹ có biết vì sao thai nhi lại hoạt động nhiều vào ban đêm?

Vì sao thai nhi thường hoạt động nhiều vào ban đêm?

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đều đã từng có trải nghiệm này, cứ đến tối là em bé trong bụng lại hoạt động đặc biệt nhiều. Có lúc mẹ vừa mơ màng ngủ thì bị bé động đậy không ngừng một cách đầy hưng phấn.

Lúc này mẹ có thể sẽ lo lắng không hiểu vì sao lại có tình trạng như vậy, có phải là bé gặp vấn đề gì bất thường?

Thực ra, nguyên nhân không đáng lo như bạn nghĩ. Theo các chuyên gia sức khỏe trả lời trên Sohu, “thai động” linh hoạt vào ban đêm chủ yếu có liên quan đến 3 vấn đề sau đây.

Mẹ ăn uống quá no cũng khiến em bé trong bụng khó ngủ và hoạt động hưng phấn - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ ăn uống quá no cũng khiến em bé trong bụng khó ngủ và hoạt động hưng phấn - Ảnh minh họa: Internet

Em bé sau khi được “ăn no” nên có nhiều sức hơn

Có rất nhiều lý do khiến mẹ bầu thường có thói quen ăn khuya. Có thể do công việc bận rộn bởi vì hiện nay, chuyện mẹ mang bầu vẫn đi làm đến lúc gần sinh là điều không hiếm. Áp lực công việc khiến mẹ khó có được giấc ngủ hoàn chỉnh, có khi đến đêm khuya còn ăn nhiều vì cảm giác đói sau một ngày làm việc.

Ngoài ra, cũng có thể do biến đổi trong thai kỳ khiến mẹ khó ăn, khó ngủ vì nghén. Đến đêm lại phải bổ sung thực phẩm “chống đói”. Chính vì vậy, thai nhi tự nhiên cũng được hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn từ mẹ. Thế nên em bé tỏ ra khá phấn khích vào ban đêm vì mẹ vừa mới ăn uống quá nhiều.

Em bé ngủ quá nhiều vào ban ngày

Thai nhi cũng có thể ngủ quá nhiều vào ban ngày mà đêm đến tỏ ra linh hoạt - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường con người sẽ làm việc, sinh hoạt vào ban ngày, còn ban đêm là thời gian dành cho ngủ nghỉ. Tuy vậy, đồng hồ sinh học của mỗi người lại không hoàn toàn giống nhau, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ cũng vậy.

Có nhiều em bé thích ngủ vào ban ngày. Nếu thời gian ngủ này quá dài thì đêm đến, chắc hẳn bé cũng sẽ bị khó ngủ giống như chúng ta, thậm chí còn trở nên tỉnh táo và linh hoạt. Lúc này, bé sẽ động tay, động chân liên tục khiến mẹ cảm nhận “thai động” không ngừng vào buổi tối.

Buổi tối yên tĩnh nên mẹ dễ cảm nhận “thai động” hơn

Buổi tối yên tĩnh giúp mẹ dễ cảm nhận "thai động" hơn - Ảnh minh họa: Internet

Môi trường vào ban ngày khá ồn ào, thêm vào nhiều vấn đề trong cuộc sống và sinh hoạt có thể khiến mẹ bầu bận rộn, không có nhiều thời gian lẫn tâm trí để ý đến cử động của em bé.

Ban đêm lại khác, bầu không khí tĩnh lặng, cơ thể và tinh thần của mẹ cũng được thư giãn hơn nên lúc này, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được mọi động thái của bé trong bụng.

Thai nhi có thể phân biệt bố và mẹ

Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra thêm một điều bất ngờ nữa là khi bố vừa chạm tay vào bụng mẹ thì thai nhi đang động đậy không ngừng trước đó bỗng nhiên “im bặt”.

Nguyên nhân cực kỳ thú vị, đó là vì bé cảm nhận được bàn tay vừa rồi không phải của mẹ, khi đối diện với một thứ xa lạ, bé cũng có bản năng tự vệ và ngừng động, im lặng “quan sát” xem thứ gì kia có tổn hại mình hay không. Vậy thai nhi sẽ thông qua gì điều để phân biệt là mẹ hay bố?

Thính giác

Bé thường "nghe trộm" bố mẹ nói chuyện nên cũng có khả năng phân biệt giọng nói - Ảnh minh họa: Internet

Khi được 6 tuần tuổi, thần kinh thính giác của bé đã dần dần phát triển. Đến 24 tuần thì hình dạng tai và sự phân hóa thần kinh thính giác xem như hoàn chỉnh. Thông thường khi được 28 tuần thì bé đã có đầy đủ năng lực phản ứng đối với sự kích thích âm thanh.

Do tử cung không phải là một bức màn hoàn toàn kín nên giọng nói của người xung quanh đều có thể truyền đến tử cung. Vì vậy, trong 3 tháng cuối trước ngày sinh, em bé thường “nghe trộm” bố mẹ nói chuyện, từ đó có thể phân biệt giọng bố hay mẹ

Khứu giác

Mũi của thai nhi bắt đầu phát triển ngay ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Đến tháng thứ 7 thì bé đã có thể “giao tiếp” mùi với thế giới bên ngoài.

Song, do sự bao bọc của nước ối nên chức năng khứu giác của bé còn hạn chế. Mặc dù vậy, bố và mẹ chính là hai người tiếp xúc nhiều và gần bé nhất nên ở một mức độ nào đó, khứu giác của bé vẫn có sự phân biệt giữa mùi của mẹ và mùi của bố.

Bé có thể cảm nhận bàn tay bố chạm vào - Ảnh minh họa: Internet

Xúc giác

Tử cung khá tối làm hạn chế sự phát triển thị giác. Cũng vì vậy mà thính giác và xúc giác của bé lại nổi trội hơn hẳn. Tháng thứ 2 của thai kỳ, bé đã có thể cử động đầu, tứ chi và cơ thể. Đến tháng thứ 4, khi tay mẹ sờ vào bụng và “chạm” đến thai nhi, bé sẽ có những hành động như nhíu mày, chớp mắt như một cách tương tác lại.

Khi bố chạm tay vào bụng mẹ, bé sẽ cảm nhận được sự khác biệt từ độ mạnh yếu, mùi và cả giọng nói nên có thể bé sẽ phản ứng tự vệ bằng cách ngừng cử động.

Hoài Ngọc (Theo Sohu)

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/me-bau-co-biet-vi-sao-thai-nhi-thuong-hoat-dong-nhieu-vao-ban-dem-c20a306473.html