Mẹ bầu cần làm gì để không bị rạn da?

Khi mang thai, rạn da là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu. Tránh đến lúc bị rạn rồi mới tìm cách chữa trị, cải thiện mà các mẹ bầu hãy bắt đầu ngăn ngừa nó từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

Cách phòng tránh rạn da khi mang thai

Khi mang thai, các mẹ không nên để tới khi bị rạn da rồi mới tìm cách chữa trị và cải thiện mà hãy bắt đầu ngăn ngừa nó từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Theo đó, các mẹ có thể sử dụng dầu dừa, dầu ô liu đều chứa lượng vitamin E dồi dào, giúp làn da luôn mềm mại, mịn màng và tăng tình đàn hồi cho da.

Mẹ bầu hãy bắt đầu ngăn ngừa rạn da từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

Ngoài ra, lòng trắng trứng gà cũng là một loại nguyên liệu làm đẹp an toàn, hiệu quả. Theo đó, lòng trắng trứng gà có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin B3, niacinamide,… có công dụng ngừa mụn, làm sáng da, chống lão hóa.

Bên cạnh đó, hỗn hợp nha đam và lê cũng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hiệu quả nhờ các khoáng chất, vitamin rất tốt cho da như B1, B2, B5, B6, B12, C, A, E,…

Thời điểm nào xuất hiện rạn da

Rạn da sẽ xuất hiện bụng, mông và ngực của phụ nữ thường tăng nhanh về kích thước nên da không giãn ra kịp, các sợi collagen và elastin bị đứt, gãy. Các vết đứt gãy đó xảy ra liên tiếp tạo thành các vết rạn, nứt. Ban đầu sẽ có màu đỏ nâu do các mạch máu dưới da bị tổn thương, sau khi sinh, cơ thể hồi phục, các vết rạn sẽ chuyển thành sẹo màu trắng, đến lúc này thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn vì các vết rạn đã trở thành sẹo vĩnh viễn.

Thông thường, mẹ bầu khó biết được mình có bị rạn da hay không cũng như thời điểm xuất hiện các vết rạn. Có nhiều mẹ bầu xuất hiện các vết rạn sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí, có trường hợp các vết rạn da không xuất hiện trong suốt thai kỳ. Chính vì thế, bài viết sẽ gợi ý cho các mẹ một số dấu hiệu cũng như các phòng chống rạn da khi mang thai.

Dấu hiệu rạn da khi mang thai

Những vết rạn da khi mới hình thành thường kéo dài khoảng 5 - 10mm, có màu hồng, nâu đỏ, nâu sẫm tùy vào màu da của mẹ. Sau giai đoạn mang thai các vết rạn sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Ngoài ra, thường các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên bạn rất dễ dàng nhận biết. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau nhưng do sự căng và duỗi của da nên có thể gây cảm giác ngứa.

Vết rạn da khi mới hình thành thường kéo dài khoảng 5 - 10mm, có màu hồng, nâu đỏ, nâu sẫm.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu nằm trong các trường hợp sau thì cũng có nguy cơ bị rạn da cao hơn những người khác:

Di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn từng bị rạn da thì khả năng cao bạn cũng gặp tình trạng này khi mang thai.

Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp: Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi đều có nguy cơ khiến bạn bị rạn da bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần.

Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tăng cân nhanh: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ khiến làn da mỏng hơn nên rất dễ bị rạn da.

Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể thay đổi bất thường, khi đó nếu trên cơ thể bạn xuất hiện các vết rạn thì khả năng cao là khi mang thai bạn sẽ gặp lại tình trạng này.

Thai nhi quá lớn: Cân nặng thai nhi càng lớn thì càng làm làn da vùng bụng bị kéo giãn thêm.

Da thiếu dưỡng chất: Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì lan da sẽ nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

Lười tập thể dục thể thao: Mẹ bầu thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ bị rạn da thấp hơn hẳn người khác.

Những tư vấn hữu ích, khoa học và chính xác nhất cho mẹ bầu - nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ sẽ được cập nhật liên tục trên báo điện tử Người Đưa Tin vào lúc 8h sáng hằng ngày, mời quý vị và các mẹ bầu cùng đón đọc.

Phong Linh (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/me-bau-can-lam-gi-de-khong-bi-ran-da-a415849.html