Máy đo huyết áp trên S9/S9+ hoạt động thế nào?

Trường Đại học California ở San Franciso hợp tác cùng tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe SageBionetworks và Samsung đã phát triển và cho ra đời ứng dụng đo Huyết áp đầu tiên trên di dộng bằng cách sử dụng cảm biến nhịp tim trên smartphone, cụ thể là trên bộ đôi Galaxy S9 và S9+. Đây là một chức năng ít được nhắc đến trong buổi ra mắt S9/S9+ hay trong các chiến dịch quảng cáo.

GP store: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.sagebionetworks.research.bp

My BP Lab - Apps on Google Play

The UCSF My BP Lab study uses surveys and sensor data from your phone to quantify and understand how stress and daily experiences affect your health.Join the study if you are 18 years of age or older.For three weeks, complete daily check-ins...

play.google.com

Trước đây cảm biến nhip tim trên điện thoại thường sử dụng cho việc theo dõi sức khỏe trong lĩnh vực thể dục thể thao. Nhưng đối với những người có tiền sử về bệnh Huyết áp thì nó dường như không có nhiều giá trị để tham khảo cho lắm. Chính vì vậy ứng dụng My BP lab ra đời để giúp những người quan tâm về chỉ số Huyết áp cơ thể có thể sử dụng chính chiếc smartphone của mình để đo huyết áp thay vì phải mang theo máy đo huyết áp cồng kềnh bên mình.

Cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạnh,.. tệ nhất có thể dẫn đến tử vong Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng việc đo Huyết áp khi cảm thấy có dấu hiệu ko tốt về sức khỏe.

Các thông số Huyết áp cần biết
Huyết áp tâm thu (Systolic) và Huyết áp tâm trương (Diastolic) là 2 thông số thường sử dụng để đo Huyết áp, đây là bảng thông số chuẩn theo độ tuổi.

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đo chỉ số Huyết áp bằng chiếc Galaxy S9/S9+. Hiện tại phần mềm này mới chỉ xác nhận làm việc tốt với Android 8.0 và trên Galaxy S9/S9+ mà thôi, mình vẫn đang hỏi My BP Lab team để biết xem liệu có thể sử dụng trên các máy khác có hỗ trợ cảm biến nhịp tim hay không, sẽ cập nhật các bạn sau. Có thể ứng dụng này đòi hỏi thiết bị phải hỗ trợ đúng loại cảm biến như S9/S9+ thì mới hoạt động chính xác.

Cập nhật: ứng dụng này chỉ hoạt động đúng trên loại cảm biến quang học mới nhất của S9/S9+ thôi. KHUYẾN CÁO KHÔNG SỬ DỤNG TRÊN MÁY KHÁC. (Xem mail xác nhận từ My BPlab)

Ở giao diện chính ban đầu bạn sẽ được giới thiệu cách thức hoạt động và tham gia vào chương trình theo dõi sức khỏe của My BP Lab khi chọn "Join". Còn nếu có tài khoản rồi thì chọn "I already have an account", nó sẽ yêu cầu bạn nhập địa chỉ mail để nhận link kích hoạt truy cập vào chương trình.

Với phần mềm My BP Lab, nó cho bạn 3 tùy chọn để thiết lập thông số Huyết áp chuẩn ban đầu, bạn sẽ dùng thông số này để biết được Huyết áp của mình tăng hay giảm cho mỗi đợt đo Huyết áp:

Sử dụng với máy huyết áp A&D kết nối với smartphone qua bluetooth
Mình không có máy đo huyết áp này để thử nhưng theo như hướng dẫn thì bạn sẽ cần kết nối điện thoại với chiếc máy đo huyết ap A&D này qua bluetooth. Sau khi đo Huyết áp trong trạng thái nghỉ ngơi, bạn sẽ có thông số Huyết áp chuẩn ban đầu trên phần mềm My BP Lab.

Sử dụng với máy đo huyết áp cầm tay khác
Sau khi đo cho bạn bằng máy huyết áp cầm tay, bạn sẽ có được 2 thông số chuẩn Tâm thu (Systolic) và Tâm trương (Diastolic). Hãy điền thông số này vào ứng dụng My BP Lab. Ở đây mình chọn thông số chuẩn Systolic: 120Diastolic: 80

Giờ bạn chỉ việc dùng cảm biến nhịp tim trên máy để đo hàng ngày xem Huyết áp của mình tăng giảm như thế nào với thông số chuẩn đã cung cấp. (Xem cách đo bên dưới).

Sử dụng với chỉ Smartphone
Nếu bạn ko có máy đo Huyết áp cầm tay nào bên người thì My BP Lab sẽ dùng cảm biến nhịp tim để đo, cân chỉnh cho ra một thông số chuẩn phù hợp với từng người gọi là "Baseline". Thông số "Baseline" này sẽ không hiển thị cụ thể và mỗi lần bạn đo Huyết áp cho các lượt kế tiếp nó chỉ thông báo Huyết áp bạn tăng/giảm bao nhiêu phần trăm với mức Baseline đó mà thôi.

Các bước đo thì tương tự cho cả 3 cách
- Ngồi xuống
- Đặt tay lên vị trí cảm biến nhịp tim, ko để cho ánh sáng của đèn lọt ra ngoài
- Giơ tay nhẹ nhàng từ từ lên xuống (Đừng giơ mạnh quá nó sẽ báo lỗi làm lại đó nha!)

Nếu như Cách 3 Đo ko cần máy Huyết áp thì bạn chỉ thấy được sự tăng giảm % so với mức chuẩn "baseline". Còn nếu dùng Cách 2 sử dụng kèm với máy đo Huyết áp cầm tay bạn sẽ thấy được thông số chính xác cụ thể hơn.

Theo như kiểm chứng thì kết quả đo Huyết áp bằng điện thoại so với Máy đo huyết áp cầm tay thực tế thì sai số chênh lệch ko lớn lắm. Vì vậy chúng ta có thể yên tâm sử dụng .

Thực ra nếu ai có bệnh Huyết áp thì đã thủ sẵn máy đo Huyết áp chuyên dụng bên người rồi, còn chức năng trên điện thoại thế này chủ yếu mang yếu tố tham khảo là chính dù gì nó cũng đã trải qua nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển chứ ko như các phần mềm trôi nổi khác.

Tham khảo: MyBPLab, SagebionNetworks , D2D

Nguồn Tinh Tế: https://tinhte.vn/threads/may-do-huyet-ap-tren-s9-s9-hoat-dong-the-nao.2795115/