Máy bay tuần tra biển: Mảnh ghép còn thiếu của Không quân Hải quân Việt Nam

Từ năm 2013, Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đến loại máy bay chống ngầm và giám sát hàng hải P-3C do Mỹ sản xuất và khả năng này đã tăng thêm, khi trong những năm gần đây, máy bay P-3C của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản thường xuyên dừng tại sân bay của Việt Nam.

Thế giới biết nhiều đến việc Việt Nam đã từng sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng loại máy bay tuần tra hàng hải chuyên biệt, Việt Nam chưa từng sở hữu; mặc dù có trong trang bị máy bay An-26 và Airbus C-295, nhưng đây hoàn toàn không phải là máy bay tuần tra hàng hải chuyên nghiệp, không phù hợp với bay tuần tra và thiếu thiết bị trên không tương ứng. Ảnh: Máy bay C-295 của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

Thế giới biết nhiều đến việc Việt Nam đã từng sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng loại máy bay tuần tra hàng hải chuyên biệt, Việt Nam chưa từng sở hữu; mặc dù có trong trang bị máy bay An-26 và Airbus C-295, nhưng đây hoàn toàn không phải là máy bay tuần tra hàng hải chuyên nghiệp, không phù hợp với bay tuần tra và thiếu thiết bị trên không tương ứng. Ảnh: Máy bay C-295 của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

Ở cấp độ nhỏ hơn, Không quân Hải quân Việt Nam được trang bị một số lượng máy bay tuần thám C-212, nhưng đây là loại máy bay có kích thước tương đối nhỏ và không thể tuần tra với thời gian dài trên biển. Ảnh: Báo Hải quân

Hiện Việt Nam còn một số thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter do Canada sản xuất, có thể cất và hạ cánh bằng đường băng ngắn và cất và hạ cánh từ mặt nước; DHC-6 của Việt Nam được lắp một radar tìm kiếm trên biển ở phần mũi, phía sau thân máy bay có một cửa sổ lớn trong suốt, có thể được sử dụng để tuần tra trực quan và tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân huấn luyện hạ cánh trên biển. Ảnh: Báo Hải quân

Loại máy bay tuần tra hàng hải chuyên nghiệp mà Việt Nam quan tâm từ lâu, đó là máy bay P-3C; loại máy bay này có bán kính tuần tra gần 2.500 km và có thể bay 16 giờ liên tục trên không; tương đương quãng đường bắt đầu từ miền trung Việt Nam, bay qua Philippines đến thẳng Palau (một đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương) và trở về.

Mặc dù Việt Nam không có nhu cầu tuần tra đường dài như vậy, nhưng với thời gian trên không dài, P-3C có thể mở rộng đáng kể khu vực tuần tra; đặc biệt là khả năng thích ứng của máy bay P-3C với thời tiết phức tạp trên biển vượt trội so với những loại máy bay tuần tra nhỏ.

Trong thời gian vừa qua, tình hình Biển Đông đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, trước những hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên vùng biển này; do vậy yêu cầu một loại máy bay chống ngầm và tuần tra hàng hải chuyên nghiệp như P-3C là nhu cầu cấp bách hiện nay đối với Việt Nam. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông năm 2017.

Hiện nay khả năng săn ngầm và chống ngầm của Việt Nam còn rất hạn chế, nếu Việt Nam sở hữu loại máy bay tuần tra chống ngầm chuyên nghiệp cỡ lớn như P-3C, thì đó là một bước nhảy vọt đáng kể, đối với khả năng chiến đấu của Hải quân Việt Nam.

Mặc dù loại máy bay P-3C đã ngừng sản xuất vào đầu thập niên 1990 và Hải quân Mỹ cũng đang dần rút loại máy bay này ra khỏi biên chế để đưa vào dự trữ chiến đấu; nhưng với những thỏa thuận đã được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ về quốc phòng, lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam hoàn toàn có cơ hội sở hữu loại máy bay tuần tra hàng hải tương đối tiên tiến này.

Việc phục hồi những máy bay đang ở trạng thái niêm cất, bảo quản sang trạng thái hoạt động, sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí; một giải pháp tốt là Việt Nam có thể nhận những chiếc P-3C từ lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện vẫn đang khai thác; khi Nhật Bản đang chuyển sang sử dụng loại máy bay P-1 do công ty Kawasaki của Nhật Bản phát triển.

Trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ loại biên hết số P-3C trong biên chế, mặc dù so với loại máy bay tuần tra hàng hải mới nhất của Mỹ là P-8A, thì máy bay P-3C nhiều tính năng kỹ chiến thuật còn kém xa; nhưng với Việt Nam, đó cũng là sự bổ sung chất lượng; đồng thời việc tiếp nhận những máy bay đang sử dụng, Việt Nam chỉ cần bảo trì, nâng cấp một số thiết bị.

Mặc dù Nhật Bản bị vướng điều luật về xuất khẩu vũ khí, tuy nhiên Nhật Bản có thể trả số máy bay này về Mỹ, nếu những máy bay này không bị tai nạn thì sẽ nhận được sự bảo trì chính hãng của công ty Lockheed, như vậy số máy bay này thậm chí còn được nâng cấp mạnh hơn, theo yêu cầu của phía bên mua.

Với bờ biển dài và vùng lãnh hải rộng lớn, Việt Nam cũng chỉ cần một số lượng nhất định máy bay tuần tra hàng hải và chống ngầm như P-3C là có thể cải thiện sức mạnh chiến đấu tổng thể của Việt Nam.

Nếu Việt Nam tiếp cận được số máy bay tuần thám P-3C cũ của Nhật Bản, đảm bảo Việt Nam vừa có sự bổ sung một loại máy bay tuần thám theo đúng nghĩa, nhưng lại có giá cả phải chăng, phù hợp với ngân sách quốc phòng hạn chế của Việt Nam; đặc biệt đánh dấu một cấp độ hợp tác quân sự mới giữa Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam. Ảnh: Máy bay P-3C của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất tháng 10/2019.

Video Hình ảnh ấn tượng về sức mạnh Hải quân, Không quân Việt Nam - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-tuan-tra-bien-manh-ghep-con-thieu-cua-khong-quan-hai-quan-viet-nam-1392067.html