Máy bay 'nhái' Su-27SK khiến Nga từng tức giận với Trung Quốc?

Tính tới năm 2017, Trung Quốc đưa vào biên chế ít nhất 320 chiếc tiêm kích J-11 với các biến thể giành cho cả không quân và hải quân, biến mẫu máy bay này trở thành dòng chiến đấu cơ chủ lực của Bắc Kinh.

Các đơn vị không quân thuộc Chiến khu miền Đông của Trung Quốc vốn rất nổi tiếng với dòng chiến đấu cơ chủ lực J-11B. J-11 là máy bay chiến đấu nội địa của Trung Quốc nhưng xung quanh nó từng có khá nhiều vấn đề liên quan đến Nga. Nguồn ảnh: Sina.

Các đơn vị không quân thuộc Chiến khu miền Đông của Trung Quốc vốn rất nổi tiếng với dòng chiến đấu cơ chủ lực J-11B. J-11 là máy bay chiến đấu nội địa của Trung Quốc nhưng xung quanh nó từng có khá nhiều vấn đề liên quan đến Nga. Nguồn ảnh: Sina.

Loại tiêm kích chủ lực của Không quân Chiến khu Đông bộ là J-11 - loại tiêm kích thế hệ 4,5 được Trung Quốc thiết kế dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK do Nga sản xuất trước đây Chiến khu miền Đông là đơn vị tác chiến cấp Bộ Tư lệnh tác chiến Vùng thuộc Quân ủy Trung ương Trung quản lý. Nguồn ảnh: Sina.

Chiến khu này bao gồm các thành phố Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến và Bộ Tư lệnh đặt tại Nam Kinh. Nguồn ảnh: Sina.

Đây là Chiến khu mới nhất vừa được Trung Quốc thành lập vào năm 2016 vừa rồi sau khi nước này tổ chúc lại lực lượng quân đội. Theo đó, Trung Quốc đã xóa bỏ 7 Đại Quân khu và thành lập mới 5 Chiến khu mới. Nguồn ảnh: Sina.

Tính toàn bộ Chiến khu Đông bộ, lực lượng này bao gồm 200.000 người. Nguồn ảnh: Sina.

Loại tiêm kích chủ lực của Không quân Chiến khu Đông bộ là J-11 - loại tiêm kích thế hệ 4,5 được Trung Quốc thiết kế dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK do Nga sản xuất trước đây. Nguồn ảnh: Sina.

Đây được xem là bản sao chép máy bay mà Trung Quốc đã tự ý sản xuất khiến Nga khá giận giữ. Tuy nhiên Trung Quốc sau này vẫn tiếp tục sao chép chiếc Su-33 để tạo ra J-15 hay Su-30MKK để làm ra J-16. Nguồn ảnh: Sina.

Về cơ bản, chiếc J-11 có ngoại hình bên ngoài giống gần như y hệt chiếc Su-27SK của Nga. Mặc dù được sản xuất nội địa, tuy nhiên J-11 của Trung Quốc vẫn sử dụng động cơ Lyulka AL-31F do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.

Động cơ này cho phép tiêm kích J-11 bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 2,35 tương đương với 2500 km/h và có tầm bay tối đa lên tới 3720 km kèm theo bán kính chiến đấu lên tới 2000 km. Nguồn ảnh: Sina.

Máy bay J-11 của Trung Quốc được trang bị 1 khẩu pháo 30mm lợi GSh-30-1 kèm theo đó là 10 giá treo vũ khí với các loại tên lửa, bom và pháo phản lực các loại. Nguồn ảnh: Sina.

Hiện tịa trong biên chế của Không quân Trung Quốc có khoảng hơn 200 chiếc tiêm kích J-11 các loại kèm theo đó là khoảng 48 chiếc tiêm kích J-11B các loại trong Không quân Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.

Mời độc giả xem Video: J-11 của Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến trong diễn tập.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-nhai-su-27sk-khien-nga-tung-tuc-gian-voi-trung-quoc-1195358.html