Máy bay huấn luyện cao cấp đầu tiên của Không quân Việt Nam có gì đặc biệt?

Aero L-29 Delfin là loại máy bay huấn luyện phản lực cận âm do Cộng hòa Czech sản xuất, đã đào tạo nên nhiều thế hệ phi công lái MiG-21 Bis và Su-22M cho Không quân Việt Nam.

Aero L-29Delfin (tiếng Czech của từ Dolphin, tên ký hiệu NATO: Maya) là loại máy bayhuấn luyện phản lực tiêu chuẩn cho các Lực lượng không quân thuộc Khối Warsaw vàothập niên 1960 cũng như nhiều quốc gia khác. Đây cũng là máy bay phản lực đâùtiên được thiết kế và chế tạo tại Tiệp Khắc.

L-29 thực hiệnchuyến bay thử nghiệm vào ngày 5/4/1959, chính thức ra mắt năm 1961 và được sảnxuất hàng loạt trong giai đoạn 1963 - 1974 với tổng số khoảng 3.500 chiếc xuấtxưởng (trong đó 2.000 chiếc cung cấp cho Không quân Liên Xô).

Việt Nam được cho lànhận viện trợ L-29 Delfin vào giai đoạn sau năm 1979, cùng với đợt trang bịnhững chiếc MiG-21 Bis và Su-22M trong đợt hiện đại hóa quy mô lớn sau Chiếntranh biên giới phía Bắc 1979. Đây là loại máy bay huấn luyện cao cấp đầu tiêncủa Không quân Việt Nam.

Máy bay huấn luyện L-29 Delfin. Ảnh: Wikipedia.

Máy bay huấn luyện L-29 Delfin. Ảnh: Wikipedia.

L-29 là một loại máybay tin cậy và rất dễ điều khiển, có thể cất hạ cánh trên đường băng cỏ, cáthay bất cứ địa hình bằng phẳng nào. Thông số cơ bản: Kíp lái 2 người; chiều dài10,81 m; sải cánh 10,29 m; chiều cao 3,13 m; trọng lượng rỗng 2.280 kg; trọnglượng cất cánh tối đa 3.540 kg.

Động cơ phản lựctrang bị cho L-29 là loại Motorlet M-701C có lực đẩy 8,7 kN (1.960 lbf) (lựcđẩy trên trọng lượng = 0,25; lực nâng của cánh 166 kg/m2), cho tốc độ tối đa820 km/h; thời gian hoạt động 2h30'; tầm bay 900 km; trần bay 11.500 m; vận tốcleo cao 14 m/s.

L-29 có một biến thểchuyên dụng 1 chỗ ngồi dành cho biểu diễn nhào lộn trên không được định danh L-29A Akrobatvà một phiên bản máy bay trinh sát được trang bị camera ở mũi có tên gọi L-29R.

Do được sử dụngtrong cả vai trò huấn luyện cơ bản và huấn luyện chuyển đổi để sử dụng vũ khínên L-29 được trang bị thêm các giá treo trên cánh để mang theo tối đa 200 kgvũ khí gồm súng máy (gun pod), bom, rocket không điều khiển và tên lửa khôngđối không tầm nhiệt.

L-29 được một sốquốc gia Trung Đông sử dụng với vai trò cường kích hạng nhẹ, trong đó nổi bậtlà Không quân Ai Cập đã triển khai trong Chiến tranh Yom Kippur để chống lại bộbinh và lực lượng thiết giáp của Israel. Gần đây nhất, ly khai miền Đông Ukrainecũng khôi phục một số L-29 để chiến đấu.

Máy bay huấn luyện L-29 Delfin của Việt Nam đang được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Tiền Phong.

Hiện nay L-29 đã bịloại biên trong tất cả các lực lượng không quân trên thế giới, tuy nhiên nhữngchiếc L-29 cũ của quân đội rất được ưa chộng trên thị trường máy bay quân sự đãqua sử dụng dành cho mục đích dân sự.

Tại Việt Nam, chúngta có thể nhìn thấy những chiếc L-29 Delfin trong một số viện bảo tàng của quânđội. Trong đó, một chiếc L-29 đang nằm trong khu trưng bày ngoài trời tại Bảotàng Phòng không - Không quân trên đường Trường Chinh, Hà Nội.

Phong Vũ (Tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/may-bay-huan-luyen-cao-cap-dau-tien-cua-khong-quan-viet-nam-co-gi-dac-biet/20190924050157847