Máy bay 'hai không' và chuyến bay lịch sử

Những chiếc phản lực phát sáng xanh chỉ thấy trong phim khoa học viễn tưởng đang tiến thêm một bước tới thực tại trong tuần qua khi các nhà vật lý học người Mỹ công bố về máy bay bán dẫn tự tạo năng lượng trên đường bay từ các phân tử không khí được siêu nạp đầu tiên trên thế giới.

Mô phỏng chiếc máy bay không tiếng động, không động cơ đã thực hiện chuyến bay thành công tuần qua

Mô phỏng chiếc máy bay không tiếng động, không động cơ đã thực hiện chuyến bay thành công tuần qua

Hơn một thế kỷ từ chuyến bay đầu tiên của nhân loại thực hiện bởi anh em sáng chế nhà Wright, chuyến bay thử nghiệm công nghệ mới gần đây được các nhà khoa học ca tụng là chuyến bay lịch sử có tiềm năng cắt giảm hoàn toàn khí nhà kính thải ra từ ngành hàng không.

Kể từ chuyến bay thành công của Orville và Wilbur Wright vào cuối đông năm 1903, mọi máy bay đã luôn được điều khiển bằng cánh quạt hoặc phản lực trong đó nhiên liệu được đốt để tạo lực đẩy và nâng cần thiết giúp cho chuyến bay ổn định.

Một nhóm các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã thành công trong việc giải mã quá trình được biết đến với tên gọi là electroaerodynamic mà trước đây chưa từng được coi là hợp lý trong việc cung cấp năng lượng cho máy bay.

Họ đã cất cánh thành công chiếc máy bay mới với sải cánh dài 5m và bay 1 quãng đường dài 55 mét ở tốc độ 4,8m/s.

Tốc độ mà nó đạt được còn rất thấp so với tốc độ siêu thanh, nhưng ý nghĩa của kiểu bay chưa từng có này là rất lớn.

Steven Barret, người thiết kế nguyên mẫu máy bay phát biểu: “Tương lai của những chuyến bay không nên là những cánh quạt và tua-bin. Hàng không tương lai nên giống với những gì mà bạn thấy trong Star Trek - những đốm xanh lặng lẽ lướt qua tầng không”. Thoạt nhìn, máy bay không mang dáng dấp tương lai hiện đại hơn hẳn so với các máy bay sử dụng nhiên liệu tái tạo khác, như chiếc Solar Impact II trong năm 2015 - 2016 đã sử dụng năng lượng mặt trời để bay vòng quanh thế giới.

Khác với Solar Impact, máy bay của Barrett không có bất cứ cánh quạt hay tấm pin mặt trời hoặc bất cứ bộ phận tạo chuyển động nào. Thay vì từ động cơ, năng lượng mà nó nhận được là từ một hệ thống gồm hai phần chính.

Đặt phần đằng trước máy bay là một loạt các điện cực song song làm từ dây kim loại nhẹ sản sinh ra điện thế khổng lồ là 20 nghìn vôn dương, siêu sạc không khí xung quanh nó và phân tách các phân tử nitơ mang điện tích âm gọi là ion.

Đằng sau là hàng cánh máy bay được đặt ở điện thế 20.000 vôn âm. Các ion tự động di chuyển từ điện tích dương sang điện tích âm, kéo theo chúng các hạt không khí tạo nên thứ gọi là “gió ion” cung cấp lực nâng cho chiếc máy bay.

Nhóm nghiên cứu không chỉ cho thấy sự khả thi trong việc bay bằng gió ion mà còn dự đoán được rằng vì các điện cực không tạo nên mấy lực cản, hiệu quả và tốc độ sẽ tăng đồng đều, có khả năng mở đường cho các máy bay lớn hơn, nhanh hơn trong tương lai.

Barrett tin rằng, nguyên mẫu hiện tại có thể được sử dụng để thiết kế quy mô lớn đáng kể nhưng cảnh báo rằng vẫn có thể bị giới hạn bởi số lực đẩy mà kỹ thuật có thể sản sinh ra. “Chúng tôi chưa biết liệu có tồn tại 1 giới hạn và chắc chắn sẽ mở rộng quy mô lên lớn nhất có thể.

Tôi không biết liệu 1 ngày nào đó trong tương lai bạn có thể sẽ thấy máy bay này chở được người nhưng chắc chắn tôi sẽ rất vui nếu nó trở thành hiện thực”. Ông trao đổi trên truyền thông rằng công nghệ này có thể được áp dụng trên phần vỏ ngoài của máy bay thương mại để giảm lực cản và qua đó tiết kiệm được lượng năng lượng cần thiết thông thường mà máy bay phản lực hành khách hiện đại cần được cung cấp.

Theo Japantoday, AFP

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/may-bay-hai-khong-va-chuyen-bay-lich-su-3966340-b.html