Máy bay chiến lược Nga-Mỹ B-1 hay Tu-160: ai mạnh hơn?

Nhân có tin Không quân Mỹ vừa khen thưởng tổ lái điều khiển chiếc B-1B gặp sự cố hôm 1/5/2018 vì đã cứu được máy bay (DVO,23/6/2018)...

Xin giới thiệu một số ý kiến ngắn của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Vadimir Tuchkov về những nhận xét so sánh máy bay B-1 Mỹ và Tu-160 Nga của tạp chí Mỹ “The National Interest” mới đây. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 14/4/2018.

Trên ảnh:các máy bay ném bom Mỹ B-1 В Lancer (ảnh : ZUMA/TASS)

Trong bối cảnh mối quan hệ Nga- Mỹ ngày càng căng thẳng và Mỹ và các đồng minh đang chuẩn bị các đòn tấn công Syria, tạp chí Mỹ “The National Interest” đã có bài viết so sánh máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 của chúng ta (Nga) với máy bay ném bom Rockwell International B-1B Lancer “Kỵ binh đánh giáo” của Mỹ.

Sự so sánh, tất nhiên, không hoàn toàn chính xác, bởi vì các máy bay này (B-1B và Tu-160-ND) được chế tạo để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Máy bay Nga thực hiện chức năng là một thành tố cấu thành của Bộ ba hạt nhân và được sử dụng trước hết là tiến hành các chuyến bay tuần tiễu tác chiến với các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong các khoang chứa vũ khí trên máy bay.

Máy bay ném bom chiến lược Mỹ (B-1B) thời kỳ đầu cũng được thiết kế để thực hiện các chức năng như vậy.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác chắc đã có chuyện gì đó không ổn nên máy bay này đã trở thành phương tiện mang những loại vũ khí thông thường mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các hoạt động quân sự trên tất cả các điểm nóng trên thế giới, chỉ trừ Châu Nam Cực và lục địa Úc. Máy bay B-1B cũng đã “xâm nhập” bầu trời Châu Âu vào năm 1999, khi Mỹ triển khai chiến dịch quân sự chống Belgrad (Nam Tư).

Và mặc dù tạp chí Mỹ nói trên cho rằng hai (kiểu) máy bay này rất giống nhau, nhưng chúng chỉ thực sự chỉ có 2 điểm chung . Thứ nhất, đó là kết cấu “cánh cụp cánh xòe” (thay đổi hình dạng hình học của cánh).

Thứ hai- cả hai máy bay này đều thuộc lớp máy bay chiến lược. Có nghĩa chúng đều có cự ly bay lớn, cũng như có khả năng mang một trọng lượng hữu ích rất lớn gồm bom và tên lửa.

Tu- 160 “Thiên nga trắng” Nga. Ảnh tải trên mạng của những người dịch

Lịch sử phát triển máy bay dòng B-1 cũng có nhiều dích dắc. Thời kỳ đầu Mỹ chế tạo 4 mẫu thử nghiệm được đặt tên là B-1A. B-1A có thể đạt tốc độ tới 2.300 km/h. Nó có chức năng chọc thủng hệ thống phòng không Xô Viết ở độ cao lớn với tốc độ tối đa.

Tuy nhiên, do Liên Xô đã cải thiện rất nhanh khả năng tác chiến của các tổ hợp tên lửa phòng không, người Mỹ bắt đầu hiểu ra rằng B-1A không có gì để có thể đối phó với các tên lửa phòng không Xô Viết. Và, như vậy có nghĩa là xác xuất chọc thủng hệ thống phòng không Liên Xô của B-1A là vô cùng thấp.

Và khi đó người Mỹ bắt đầu thiết kế B-1B có đủ khả năng xuyên hệ thống phòng không ở độ cao cực thấp và bay ở chế độ bám địa hình. Để làm được điều đó, các kỹ sư Mỹ sử dụng lớp phủ bề mặt đặc biệt là giảm độ phản xạ radar.

Lúc này thì B-1B không cần tốc độ cao ở độ cao lớn, vì thế tốc độ tối đa của nó chỉ còn 1.300 km/h. Khi bay gần mặt đất, B-1B có tốc độ dưới âm. B-1B được trang bị vũ khí hạt nhân. Có nghĩa nó là một máy bay chiến lược thực thụ.

Đến cuối những năm 80, Mỹ đã xuất xưởng 100 máy bay B-1B (hiện còn 66 chiếc). Số lượng máy bay như vậy đủ để bắt đầu thay thế các máy bay ném bom B-52 đã ‘già yếu”.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, theo các thỏa thuận ký với Liên Xô, B-1B không còn mang vũ khí hạt nhân. Sau đó nó được sử dụng rộng rãi để chống lại các đối phương yếu hợn. Trước hết là tại Afganistan và Iraq.

Còn Tu-160- cho đến thời điểm hiện tại thì nó cũng được sử dụng không chỉ với một chức năng là phương tiện mang vũ khí hạt nhân. Tu-160 đã thể hiện mình một cách xuất sắc tại Syria khi sử dụng các vũ khí thông thường.

Và chúng ta sẽ so sánh Tu-160 với “Người Mỹ” (B-1B) ở chức năng là những phương tiện mang vũ khí thông thường. Thêm nữa, cũng không cần phải quá quan tâm đến những tính năng kỹ- chiến thuật của “Người Mỹ”, dù chúng tôi vẫn sẽ dẫn những số liệu đó ở phần cuối bài viết..

Vấn đề là ở chỗ, tất cả các tham số của Tu-160 , trừ khả năng tàng hình, đều vượt trội tất cả các máy bay ném bom (khác) trên thế giới. Tu-160 có tốc độ lớn nhất, tải trọng tác chiến hữu ích lớn nhất, lực đẩy động cơ mạnh nhất, nó không có đối thủ cạnh tranh ở tầm bay tối đa, bán kính tác chiến, và về thời gian bay.

Cũng không một máy bay nào trên thế giới, ngoài 2 máy bay Nga- Tu-22M3 và Tu-95 có thể so sánh với “Thiên nga trắng” (Tu-160) về vũ khí tên lửa. Có kiểu tên lửa “đã cũ” Kh-55 được đưa vào trang bị từ giữa những năm 80.

Tầm bắn của nó (Kh-55) – 2.500 km. Biến thể Kh-55SM bay xa hơn (Kh-55) 1.000 km (có nghĩa là 3.500 km). Biến thể mới Kh-555 có sai số xác xuất vòng tròn (độ lệch mục tiêu) tối đa chỉ còn 20m, còn khối lượng đầu tác chiến được nâng lên tới 410 kg. Khi đó thì cự ly bắn giảm xuống còn 2.000 km, nhưng nếu (Kh-555) mang thùng nhiên liệu phụ thì cự ly phóng của nó là 2.500 km.

Vũ khí của máy bay ném bom Mỹ chủ yếu là bom. Trong số đó có cả bom bay, nhưng rõ ràng nếu tính về cự ly thì chúng không thể so sánh được với các tên lửa Nga. Tên lửa hàng không Mỹ duy nhất (của B-1B) là AGM-158B JASSM-ER có khả năng bay được 980 km.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/may-bay-chien-luoc-nga-my-b-1-hay-tu-160-ai-manh-hon-3360572/