Máy bay cánh quạt Mỹ Việt Nam đang ngắm nghía có thể chiến đấu?

Ngoài vai trò huấn luyện phi công, máy bay T-6 Texan II còn có khả năng làm nhiệm vụ một chiếc chiến đấu cơ. Tất nhiên sẽ đòi hỏi cần phải có các nâng cấp sửa đổi trên nó.

Trong bản báo cáo trình cho Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ mới đây Đô đốc Philip S. Davidson - Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhắc tới hoạt động hợp tác quân sự giữa USINDOPACOM và QĐND Việt Nam. Đáng chú ý, theo Đô đốc Davidson, Việt Nam muốn mua thêm một loạt vũ khí từ Mỹ gồm máy bay và tàu tuần duyên. Nguồn ảnh: Airliners.net

Trong bản báo cáo trình cho Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ mới đây Đô đốc Philip S. Davidson - Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhắc tới hoạt động hợp tác quân sự giữa USINDOPACOM và QĐND Việt Nam. Đáng chú ý, theo Đô đốc Davidson, Việt Nam muốn mua thêm một loạt vũ khí từ Mỹ gồm máy bay và tàu tuần duyên. Nguồn ảnh: Airliners.net

Trong đó, nổi bật lên là việc theo ông Davidson, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm lớn tới dòng máy bay huấn luyện phi công T-6 Texan II do Textron Aviation sản xuất trên cơ sở dòng máy bay Pilatus PC-9 của Thụy Điển. Nguồn ảnh: Wikipedia

Không loại trừ khả năng, việc mua T-6 Texan II là nhằm bổ sung hoặc thay thế dần các máy bay huấn luyện động cơ cánh quạt Yak-52 mà KQND Việt Nam sử dụng suốt hàng chục năm nay. Nguồn ảnh: Airliners.net

Có một điều cần lưu tâm, ngoài vai trò huấn luyện phi công, T-6 Texan II còn có khả năng làm nhiệm vụ của máy bay chiến đấu hiện đại. Chỉ có một điều khác biệt là tốc độ của nó chắc chắn sẽ không bằng máy bay phản lực, nhưng hãy tưởng tượng một máy bay cánh quạt như kiểu thời CTTG 2 mang theo bom và tên lửa thông minh thì nó thực sự là “cơn ác mộng” với quân địch trên mặt đất. Nguồn ảnh: Army-Tech

Tất nhiên để có thể làm nhiệm vụ chiến đấu, những chiếc máy bay T-6 Texan II sẽ cần nâng cấp về trang bị. Một trong những giải pháp "tốt nhất" hiện nay của Textron áp dụng trên dòng T-6 Texan II là mẫu AT-6 Wolverive được thiết kế với khả năng mang nhiều loại vũ khí bao gồm cả bom, tên lửa thông minh. Nguồn ảnh: Wikipedia

AT-6 Wolverine cơ bản có thiết kế vẫn giữ nguyên khung máy bay T-6 Texan II với chiều dài 10,16m, cao 3,25m, sải cánh 10,4m, trọng lượng rỗng 2,6 tấn, trọng lượng cất/hạ cánh tối đa 4,5 tấn. Nguồn ảnh: Army-Tech

Sự thay đổi chủ yếu nằm ở "bên trong" với việc nâng cấp buồng lái - tích hợp khí tài hàng không Cockpit 4000 với các màn hình HUD, màn hình màu LCD hiển thị tham số kỹ thuật bay… trông hệt như máy bay chiến đấu phản lực thế hệ 4. Nguồn ảnh: Army-Tech

Dưới thân máy bay tích hợp sensor WESCAM MX-15Di tích hợp video theo dấu AVT; camera hồng ngoại sóng ngắn và bộ xử lý ảnh nhiệt. Đây được xem là "radar" của AT-6 được dùng để phát hiện cũng như chỉ thị mục tiêu cho vũ khí thông minh. Nguồn ảnh: Army-Tech

Với sensor MX-15Di, AT-6 có khả năng triển khai các loại bom thông minh như GBU-12/58/49/59 Paveway II, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire. Ngoài ra, nó có thể mang các loại bom thông thường Mk 81/82, thùng súng máy HMP-400 12,7mm và rocket 70mm Hydra. Nguồn ảnh: Army-Tech

Tải trọng mang vác vũ khí khoảng 1,8 tấn với 7 giá treo gồm 6 trên cánh và một dưới thân. Nguồn ảnh: Army-Tech

Với kho vũ khí trên, AT-6 có thể làm nhiệm vụ cường kích, tiễu trừ phiến quân, trinh sát, tuần tra... Và dĩ nhiên với cabin hai chỗ ngồi nó vẫn làm tốt cả vai trò huấn luyện phi công. Nguồn ảnh: Mark Von

Phiên bản AT-6 trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt dùng nhiên liệu diesel PT6A-8D với cánh quạt 4 lá cho tốc độ bay tối đa hơn 700km/h nếu mang vũ khí, tầm bay có thể lên tới 3.195km. Nguồn ảnh: Airliners.net

Mời độc giả xem video máy bay AT-6 Wolverine. Nguồn: Youtube

Gia Bảo

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-canh-quat-my-viet-nam-dang-ngam-nghia-co-the-chien-dau-1187781.html