Máy bay AV-8B bị phàn nàn vì chính thiết kế cất-hạ cánh thẳng đứng

Chính kiểu thiết kế giúp AV-8B có khả năng cất cánh thẳng đứng/cất cánh trên đường băng ngắn đã làm cho nó không thể đạt được tốc độ siêu âm khi bay bình thường.

AV-8B Harrier II là loại máy bay có khả năng cất cánh thẳng đứng/cất cánh trên đường băng ngắn ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước và được sử dụng rộng rãi cho tới tận khi F-35B ra đời để thế chỗ cho vị trí của chúng. Nguồn ảnh: Harrier.

AV-8B Harrier II là loại máy bay có khả năng cất cánh thẳng đứng/cất cánh trên đường băng ngắn ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước và được sử dụng rộng rãi cho tới tận khi F-35B ra đời để thế chỗ cho vị trí của chúng. Nguồn ảnh: Harrier.

Kiểu cất cánh của chiến đấu cơ AV-8B là cực kỳ đặc biệt với hai họng xả động cơ có khả năng xoay 90 độ. Khi cất cánh, hai họng xả này sẽ hứng xuống dưới để nâng máy bay lên một cách dễ dàng mà không cần đường băng - tương tự như khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Harrier.

Dù có hai họng xả nhưng thực tế AV-8B chỉ có một động cơ duy nhất đó là động cơ Rolls-Royce Pegasus F402. Tất nhiên, đây là động cơ vector và được lắp đặt cửa hút ở hai bên thân máy bay. AV-8B không có cửa hút gió ở lưng giống như thiết kế của F-35B. Nguồn ảnh: Harrier.

Cửa xả gió của AV-8B được thiết kế khá nhỏ, một phần là do nó chỉ có một động cơ nên cung cấp lực đẩy không quá nhiều, một phần là do lực đẩy cần được tập trung trong một phạm vi hẹp để cung cấp lực nâng tối đa cho chiếc máy bay này cất cánh được với trọng lượng tối đa 9,4 tấn. Nguồn ảnh: Harrier.

Khi lên không, cửa xả này sẽ xoay sang ngang để máy bay có thể bay bình thường theo phương nằm ngang như mọi chiến đấu cơ khác. Để tạo độ cân bằng, cửa xả của AV-8B được đặt ở khu vực trọng tâm của máy bay - điều này đồng nghĩa với việc nó nằm "chễm chệ" ở phần thân trước của máy bay thay vì ở phía sau như thông thường. Nguồn ảnh: Harrier.

Khi cất cánh từ đường băng ngắn, trọng lượng cất cánh tối đa của AV-8B có thể lên tới 14 tấn. Tuy nhiên dù mang tải trọng bao nhiêu, loại máy bay này cũng chỉ có tốc độ cận âm - Mach 0.9 - chứ không thể đạt được tốc độ siêu âm do kiểu dáng khí động học của nó được đánh giá là khá kém. Nguồn ảnh: Harrier.

Thiết kế một động cơ đặt lệch về phần thân trên của máy bay AV-8B cũng khiến nó không thể mang theo pháo hoặc súng máy. Điều này khá tai hại vì quân đội Mỹ biết việc một chiếc chiến đấu cơ không mang pháo hoặc súng máy là thảm hỏa từ thời Chiến tranh Việt Nam với phiên bản F-4 Phantom II. Nguồn ảnh: Harrier.

Kết quả là một pod pháo đã được ra đời và có thể gắn ở dưới bụng máy bay. Pod pháo này có một khẩu pháo GAU-12 cỡ nòng 25mm kèm theo 300 viên đạn. Cả hai giá treo dưới bụng của AV-8B sẽ được sử dụng cho khẩu pháo này với giá treo bên trái để gắn cơ cấu pháo còn giá bên phải để gắn cơ cấu... đạn. Nguồn ảnh: Harrier.

Theo nhiều tài liệu, phi công Mỹ và phi công Tây Ban Nha đã phàn nàn rất nhiều về thiết kế của khoang lái hoàn toàn không phù hợp với tính năng cất - hạ cánh thẳng đứng trên chiếc chiến đấu cơ này. Cụ thể, khoang lái của AV-8B có thiết kế góc nhìn xuống dưới khá hẹp - chỉ 60 độ tối đa ở hai bên - điều này khiến việc hạ cánh AV-8B trên tàu đổ bộ trong điều kiện sóng lớn là hết sức nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn. Nguồn ảnh: Popular.

Tổng cộng có 337 chiếc AV-8B từng được sản xuất với giá khoảng hơn 30 triệu USD mỗi chiếc (tỷ giá năm 1996). Các chiến đấu cơ AV-8B này được phục vụ Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ là chủ yếu. Ngoài ra, còn có Hải quân Italia và Hải quân Tây Ban Nha cũng sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Jetphoto.

Mời độc giả xem Video: Vất vả hoa tiêu cho AV-8B hạ cánh thẳng đứng do phi công gần như hạ cánh trong tình trạng "mù dở".

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-av-8b-bi-phan-nan-vi-chinh-thiet-ke-cat-ha-canh-thang-dung-1209036.html