Mẫu vật từ Mặt Trăng đáp xuống cánh đồng tuyết Nội Mông

Thiết bị chứa mẫu vật do tàu vũ trụ Trung Quốc thu thập từ Mặt Trăng, gồm hơn 1,8 kg đất và đá ở một khu vực còn nhiều bí ẩn, đã hạ cánh thành công giữa cánh đồng tuyết ở Nội Mông.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) xác nhận buồng chứa mẫu vật từ Mặt Trăng hạ cánh an toàn ở Nội Mông vào 2h ngày 17/12. Trước đó, buồng chứa mẫu vật được tách khỏi tàu vũ trụ Thường Nga 5 ở khoảng cách 4.800 km, khi con tàu bay qua khu vực phía nam Đại Tây Dương. Khi đến độ cao hơn 9.600 m, thiết bị bắt đầu bung dù hạ cánh. Ảnh: Reuters.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) xác nhận buồng chứa mẫu vật từ Mặt Trăng hạ cánh an toàn ở Nội Mông vào 2h ngày 17/12. Trước đó, buồng chứa mẫu vật được tách khỏi tàu vũ trụ Thường Nga 5 ở khoảng cách 4.800 km, khi con tàu bay qua khu vực phía nam Đại Tây Dương. Khi đến độ cao hơn 9.600 m, thiết bị bắt đầu bung dù hạ cánh. Ảnh: Reuters.

Truyền hình quốc gia Trung Quốc cho biết đội kỹ thuật mặt đất tại Nội Mông đã tiếp cận bãi đáp trong chưa đầy 1 tiếng sau đó. Việc vận chuyển buồng chứa mẫu vật nghiên cứu về cơ sở đánh giá sơ bộ tốn thêm nhiều giờ. Các nhà khoa học Trung Quốc đang chờ xác nhận tình trạng của mẫu vật bên trong buồng chứa được thả từ Thường Nga 5. Ảnh: Reuters.

Theo thông báo từ Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA), tàu Thường Nga 5 đã thu thập hơn 1,8 kg mẫu vật từ một miệng núi lửa trên Mặt Trăng, có tên là Mons Rumker. Tàu được phóng vào tháng 11 và thực hiện nhiệm vụ trong vòng 3 tuần. Đây được xem là sứ mệnh vũ trụ thành công nhất từ trước đến nay của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Đây là những mẫu nghiên cứu đầu tiên được Trung Quốc thu thập từ Mặt Trăng. Đó đồng thời là những mẫu vật mới nhất được mang về Trái Đất trong hơn 4 thập niên qua, sau kỷ nguyên chạy đua vũ trụ của Mỹ và Liên Xô. Các mẫu vật được lấy từ khu vực mà các cuộc thám hiểm trước đây chưa đến. Ảnh: AFP.

Sứ mệnh Thường Nga 5 diễn ra chỉ trong khoảng 3 tuần. Tàu vũ trụ được phóng từ Hải Nam vào ngày 24/11. Thiết bị lấy mẫu hạ cánh trên Mặt Trăng vào ngày 1/12, tại khu vực được cho là tàn tích một vụ va chạm thiên thạch cổ đại. Theo các nghiên cứu của NASA, vụ va chạm có thể từng tạo ra một biển dung nham trên Mặt Trăng. Ảnh: AFP.

Các mẫu vật từ khu Mons Kumger có thể giúp giới khoa học hiểu thêm về nguồn gốc và sự hình thành của Mặt Trăng, tạo nền tảng cho những sứ mệnh lấy mẫu nghiên cứu phức tạp hơn trong tương lai ở Mặt Trăng hoặc những hành tinh khác, theo CNN. Ảnh: AFP.

Các chuyên gia làm việc tại Trung tâm Kiểm soát Hàng không vũ trụ Bắc Kinh theo dõi quá trình hạ cánh của buồng chứa mẫu vật được tách khỏi tàu Thường Nga 5 vào đêm 16/12. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trước mắt, các nhà khoa học hành tinh tại Mỹ sẽ khó có cơ hội tiếp cận mẫu vật mà tàu Thường Nga 5 thu thập. NASA hiện vẫn giới hạn làm việc trực tiếp với cơ quan vũ trụ Trung Quốc và công ty do Trung Quốc sở hữu. Quy định này đã có hiệu lực vào năm 2011 nhằm bảo vệ công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ. Ảnh: Tân Hoa xã.

Đội ngũ mặt đất của CNSA diễn tập tại Nội Mông trong thời tiết giá lạnh trong những ngày qua để chuẩn bị đón mẫu vật từ Thường Nga 5. Ảnh: CGTN.

Theo New York Times, chính phủ Mỹ cũng không cho phép nhà khoa học Trung Quốc tiếp cận các mẫu đá Mặt Trăng mà các phi hành gia NASA thu thập từ chuỗi sứ mệnh thám hiểm Apollo. Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ áp dụng chính sách tương tự để đáp trả. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trong khi đó, ông Pei Zhaoyu, phó giám đốc tại CNSA, khẳng định Bắc Kinh muốn hợp tác với các nước khác để xây dựng trạm nghiên cứu khoa học Mặt Trăng quốc tế. Ông nhận định dự án sẽ là nền tảng chung để thế giới thám hiểm Mặt Trăng và thử nghiệm các công nghệ mới. Ảnh: Tân Hoa xã.

Thiên thạch rơi làm sáng cả bầu trời đêm Tokyo Vụ việc xảy ra vào rạng sáng ngày 2/7 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Video cho thấy một thiên thạch bay ngang làm sáng cả bầu trời đêm Tokyo.

Thanh Danh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/mau-vat-tu-mat-trang-dap-xuong-canh-dong-tuyet-noi-mong-post1164118.html