Mâu thuẫn trong OPEC về hạn ngạch sản lượng

Các quốc gia thành viên OPEC tại vùng Vịnh như UAE, Kuwait vốn có truyền thống ủng hộ quan điểm KSA và Iraq đang tranh luận gay gắt về vấn đề tiếp tục duy trì hạn ngạch cắt giảm sâu như hiện nay -7,7 triệu bpd hay nới lỏng từ tháng 1/2021 trong khi các quốc gia này đang rất vất vả trong việc tuân thủ trần khai thác hiện nay, đặc biệt là Iraq.

Điều này chắc chắn sẽ tạo ra mâu thuẫn trong kỳ họp quyết định chính sách vào cuối tháng 11 tới và ảnh hưởng xấu đến thị trường trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Cả UAE và Kuwait đều cho rằng hạn ngạch hiện nay quá thấp để tuân thủ tiếp trong năm 2021 như KSA và LB Nga mong muốn, ngay cả đối với quốc gia giàu có như UAE, nước này đã buộc phải vượt hạn ngạch trên 200.000 bpd trong tháng 8 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện nội địa.

Ngoài ra, UAE cần thực hiện cam kết với các công ty dầu khí quốc tế, hiện UAE đang khai thác khoảng 2,59 triệu bpd (-33% so với trước OPEC+), Kuwait 2,3 triệu bpd (-26%).

Liên quan đến Iraq – nhà sản xuất lớn thứ 2 trong OPEC có ý định xin quy chế ngoại lệ cho năm sau, quốc gia này luôn vượt hạn mức và cần phải cắt giảm bổ sung 850.000 bpd đến cuối năm nay trong bối cảnh gần như toàn bộ nguồn thu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Nhiều khả năng các thành viên OPEC sẽ cần phải điều chỉnh lại sản lượng cơ sở và tỷ lệ cắt giảm để thỏa thuận tiếp tục được các bên thực thi.

P.V

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/mau-thuan-trong-opec-ve-han-ngach-san-luong-583044.html