Máu nhiễm mỡ gây ra đột quỵ như thế nào?

Lối sống hiện đại đang làm tăng tình trạng 'mỡ máu' cao. Viện Dinh dưỡng thống kê, có đến 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ. Ở thành thị, tỷ lệ này là 44,3%, tức cứ gần 2 người có 1 người mỡ máu.

Theo TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông: Mỡ máu là cả một quá trình, người bệnh sẽ khó nhận ra, đôi khi không biết bản thân mình gặp tình trạng này từ lúc nào, chỉ đến khi xét nghiệm mới phát hiện ra. Lúc này, người bệnh mới nhận thấy mình bị tăng mỡ máu, chứ không có khái niệm “tiền mỡ máu”.

Chỉ một xét nghiệm đơn giản, ai cũng có thể biết mình có nhiễm mỡ máu hay không, đặc biệt là người ngoài 50 tuổi. Song, điều đáng lo ngại nhất là 71% không lường được biến chứng tai hại của bệnh. Người mỡ máu cao vốn đã có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-4 lần. Nếu ngoài 50 tuổi, mỡ máu cao, lại thấy xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, cần phòng ngừa ngay trước khi ngã quỵ.

Máu nhiễm mỡ gây ra đột quỵ như thế nào?

Tình trạng rối loạn lipid máu (máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao) sẽ tạo lập các mảng xơ vữa bám dọc theo lòng mạch máu, làm hẹp lòng mạch máu, làm giảm lượng máu đến nuôi các cơ quan.

Xơ vữa xảy ra ở khu vực não bộ có thể gây đột quỵ theo 2 cách. Nếu mảng xơ vữa bong ra, tạo thành cục máu đông làm tắc động mạch, oxy không thể lên não thì sẽ gây đột quỵ thể nhồi máu não. Còn đột quỵ thể xuất huyết não là do theo thời gian mảng xơ vữa làm giảm độ bền thành mạch, gây vỡ mạch máu não.

Xơ vữa ở động mạch vành còn có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim theo cơ chế tạo lập huyết khối tương tự như nhồi máu não.

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân là các dấu hiệu sớm của đột quỵ - người bị mỡ máu cao cần chú ý. (Ảnh minh họa)

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân là các dấu hiệu sớm của đột quỵ - người bị mỡ máu cao cần chú ý. (Ảnh minh họa)

Khi cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch tạm thời (cơn thiếu máu não thoáng qua), cơ thể sẽ phát ra tín hiệu cầu cứu bằng dấu hiệu "xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân".

Do đó, nếu biết mình mỡ máu cao, lại gặp thêm 2 dấu hiệu này, nhất định phải đến bệnh viện cấp cứu ngay trước khi quá muộn.

Người mắc mỡ máu cao cần chú ý dự phòng đột quỵ.

Để dự phòng đột quỵ hiệu quả cao, cần hiểu về hai thành phần cholesterol và triglycerid trong mỡ máu. Cholesterol đến chủ yếu từ thức ăn như mỡ động vật, đồ chiên rán, chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ. Còn triglycerid tăng hay gặp nhất ở người nghiện rượu, thừa cân béo phì, ít vận động. Do đó, cần giảm ăn bớt uống những thứ độc hại này, giảm cân và năng thể dục.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các thực phẩm "khắc tinh" của mỡ máu là chất xơ, men gạo đỏ...

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giảm mỡ máu giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.(Ảnh minh họa)

Để phòng ngừa đột quỵ, chỉ áp dụng biện pháp giảm mỡ máu cao thôi thì vẫn chưa đủ. Ngoài việc bổ sung thêm các thực phẩm "khắc tinh" của mỡ máu là chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice)... không thể thiếu "sát thủ" ngăn chặn cục máu đông từ trong trứng nước là đỗ tương lên men (Natto), chứa enzym nattokinase làm tan sợi tơ huyết vón cục mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh của cơ thể...

Muốn giảm mỡ máu nhanh lại dự phòng các cơn đột quỵ rình rập bất kể lúc nào ở tuổi 50, có thể sử dụng sản phẩm kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau.

Tại Việt Nam, đã có thực phẩm bổ sung bộ đôi gạo đỏ lên men (Red Rice), Nattokinase enzyme hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/mau-nhiem-mo-gay-ra-dot-quy-nhu-the-nao-n186328.html