Mắt tự nhiên đổi màu, đây là nguyên nhân chớ chủ quan

Cùng tìm hiểu lý do vì sau màu mắt lại có thể thay đổi được.

1. Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến màu mắt

Cảm xúc có thể ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Khi chúng ta giận dữ hoặc vui vẻ, nhịp tim sẽ thay đổi, hơi thở tăng lên khiến bạn thấy khó thở và màu mắt cũng thay đổi, tối hơn hay sáng hơn. Những người hạnh phúc sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn.

2. Hắc tố và tuổi tác

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy có một em bé mới sinh đã có đôi mắt màu xanh xám. Đôi mắt xanh còn được gọi là “hiệu ứng bầu trời”, hàm lượng hắc tố melanin thấp trong tròng đen phân tán ánh sáng và tạo màu xanh như vậy. Nhiều trẻ sơ sinh từ 3-18 tháng có màu mắt tối hơn nếu như số lượng tế bào biểu bì tạo hắc tố tăng lên.

Nhưng những đứa trẻ khi sinh ra với đôi mắt nâu thì lớn lên vẫn như vậy. Đó là do hàm lượng melanin cao trong lớp ngoài của mống mắt hấp thụ và phản chiếu ánh sáng tạo màu mắt nâu.

Một nghiên cứu mới nhất đã chứng minh rằng có 16 gen ảnh hưởng đến màu mắt, đó là lý do tại sao chúng ta không thể dự đoán màu mắt của trẻ trước khi sinh.

3. Ăn thực phẩm thô không qua chế biến và thải độc

Có một lý thuyết trong y học cho rằng màu mắt và sức khỏe của các cơ quan nội tạng có liên hệ với nhau. Nhưng Tiến sĩ Robert Morse tin rằng góc một phần tư bên ngoài của mắt lại liên quan tới sức khỏe của não trong khi vòng tròn bên trong mắt kết nối với hệ tiêu hóa. Theo Robert Morse, ăn nhiều loại trái cây và rau có thể thay đổi màu mắt và thậm chí ông đã tạo ra một loạt các video cho nghiên cứu này.

Bức ảnh trên là mắt một cô gái ăn thuần chay trong 6 năm. Bạn có thể thấy chế độ ăn uống đã thay đổi màu mắt của cô ấy như thế nào. Theo Tiến sĩ Morse, mắt màu vàng chứa một lượng lớn độc tố. Cô gái này đã cô gắng cải thiện hệ tiêu hóa và màu mắt thay đổi từ màu nâu xanh sang màu xanh lá cây nhẹ và mãnh liệt hơn, tròng trắng của mắt trở nên trắng sáng và rõ ràng hơn. Tiến sĩ Morse tin rằng rau bina giúp cho đôi mắt trẻ trung và tươi sáng, mật ong có thể tạo màu mắt ấm áp, và hải sản có thể làm cho màu mắt dữ dội hơn. Các loại thực phẩm khác có thể ảnh hưởng đến màu mắt là dầu ô liu, hành tây và các loại hạt.

4. Ánh sáng mặt trời và nơi cư trú

Đôi mắt nâu là màu mắt phổ biến nhất trên trái đất, 70% dân số đều sở hữu đôi mắt nâu. Bạn có thể tìm thấy người có mắt nâu tại tất cả các lục địa từ Úc đến Bắc Mỹ. Ở một số vùng, tỷ lệ người có mắt nâu đạt 95% như ở Châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Âu và Châu Đại Dương. Tại Mỹ, 50% dân số có đôi mắt nâu.

Những người có mắt xanh là phổ biến hơn ở Bắc Âu bao gồm Estonia, Đan Mạch, Phần Lan là 85%, Đức là 75% và Vương quốc Anh là 50%. Đôi khi, những người ở Trung Đông cũng có màu mắt này.

Chỉ có 2% dân số có đôi mắt màu xanh lá cây. Màu sắc này được hình thành do hàm lượng hắc tố melanin vừa phải kết hợp với các sắc tố màu nâu vàng. Đôi mắt màu xanh lá cây phổ biến nhất ở Tây Ban Nha, Ireland, Nga, Brazil, Iceland và Pakistan. Màu mắt hiếm nhất là màu vàng, đó là do đôi mắt có sắc tố lipochrome.

5. Những người có màu mắt tắc kè hoa

Một số người có đôi mắt có thể thay đổi màu sắc. Mặc dù hiện tượng này chưa được nghiên cứu sâu, nhưng tất cả các nhà khoa học vẫn đồng ý rằng đây không phải là căn bệnh mà là một tính đặc thù duy nhất mà chỉ có một vài người có. Thông thường những người có đôi mắt màu xanh lục hoặc xanh lục nhạt có màu mắt tắc kè hoa. Màu mắt này không mang tính di truyền.

Ngọc Huyền – Theo Brightside

Tags : Từ khóa

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/song-khoe/mat-tu-nhien-doi-mau-day-la-nguyen-nhan-cho-chu-quan-20181009141446279.htm