Mất tiền tỷ vì hồ sơ mua nhà giả mạo 'qua mặt' công chứng

Với thủ đoạn giả mạo những giấy tờ, hợp đồng mua bán căn hộ, cùng với sai lầm của công chứng viên, nhiều nạn nhân bị mất trắng hàng tỷ đồng khi mua nhà.

Văn phòng công chứng Vạn Xuân, nơi công chứng 2 hợp đồng mua bán căn hộ giả mạo.

Hồ sơ giả “qua mặt” công chứng: Người mua nhà mất tiền tỷ

Phản ánh với PV, ông Nguyễn Cảnh Phương (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Quang Bảo (trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết là nạn nhân của vụ lừa đảo từ mua nhà dù đã thực hiện công chứng qua văn phòng công chứng Vạn Xuân (số 48, phố Giang Văn Minh, Đội Cấn, Ba Đình).

Theo đó, ngày 16/3/2017, ông Nguyễn Cảnh Phương làm thủ tục sang nhượng căn hộ số 2307 (dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở tại Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính - Thanh Xuân, Hà Nội do Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội làm chủ đầu tư) với bà Nguyễn Thị Hiền Đức. (Xem thêm)

Khoảng trống pháp lý trong kinh doanh vận tải nhìn từ vụ Vinasun kiện Grab

Thực tế cũng cho thấy, bất kỳ loại hình kinh doanh nào xuất hiện mà tồn tại và phát triển được thì đều là cần thiết cho xã hội và được xã hội chấp nhận, khuyến khích phát triển miễn là tuân thủ luật pháp. Vấn đề là làm thế nào để quản lý hiệu quả các loại hình kinh doanh mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

PV đã ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia đến từ hiệp hội và doanh nghiệp xung quanh vụ việc này. (Xem thêm)

Vụ đổi 100 USD: Chủ tiệm vàng điều chỉnh đơn khiếu nại

Liên quan đến vụ đổi 100 USD, ngày 6/11, thông tin từ Văn phòng Luật sư tư vấn pháp lý cho tiệm vàng Thảo Lực cho biết, ông Lê Hồng Lực (chủ tiệm vàng) vừa điều chỉnh một phần đơn khiếu nại trước đó đã gửi cho UBND TP. Cần Thơ.

Theo đó, ông Lực đề nghị UBND thành phố xem xét trả lại tài sản là 20 viên kim cương cùng gần 20.000 viên hột đá nhân tạo (trị giá gần 550 triệu đồng) cho gia đình ông và không xử phạt đối với số kim cương và đá nhân tạo. Riêng về phần liên quan đến tờ 100 USD ông Lực không có khiếu nại gì. (Xem thêm)

Hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp vì ngán thuế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 7/2018, cả nước có hơn 700.000 doanh nghiệp đang tồn tại. Đây là những doanh nghiệp nằm trong danh sách quản lý của Tổng cục Thuế có mã số thuế; không tính những doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chờ giải thể, nhà thầu phụ, chi nhánh.

Để đạt mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp ở Việt Nam vào năm 2020, thời gian qua, nhiều hoạt động hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp diễn ra ở các địa phương. Mới đây, UBND quận 5, TP.HCM đã chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình đẩy mạnh sự liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ hành chính công nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp. (Xem thêm)

“Siêu Ủy ban”: Kỳ vọng và áp lực

Để đáp ứng những kỳ vọng được đặt ra, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn rất nhiều việc cần làm nhằm đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới…

Không phải khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập, câu chuyện về nâng cao chất lượng của quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước mới được đề cập. Trên thực tế, dù nhiều giải pháp đã được thực hiện nhưng đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn là một bài toán khó. (Xem thêm)

NGUYỄN NGA

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/mat-tien-ty-vi-ho-so-mua-nha-gia-mao-qua-mat-cong-chung-3478584.html