Mật mã dân sự ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất, kinh doanh

Sự phát triển của CNTT cùng với những ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả vượt bậc cả về sản lượng, chất lượng và kinh tế. Song song với đó, là nhu cầu bảo mật cũng được càng được chú trọng. Bởi hầu như tất cả mọi bí mật kinh doanh, thông tin tài chính doanh nghiệp đều được lưu giữ trên hệ thống điện tử có kết nối mạng internet. Từ đó, nhu cầu về mật mã điện tử càng trở nên bức thiết.

Hội thảo mật mã dân sự mới được tổ chức. Ảnh: N.Đức

Mạng internet là một không gian mở, không tường ngăn, không rào chắn, thậm chí không có biên giới. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt mới đủ lực tập trung đầu tư vào dây chuyền sản xuất, chưa thật sự quan tâm đầu tư thích đáng cho những bí mật kinh doanh, thông tin tài chính thường được lưu giữ trên hệ thống máy tính có kết nối mạng internet. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Trong bài phát biều tại hội thảo “Đẩy mạnh ứng dụng sản phẩm mật mã dân sự phục vụ phát triển kinh tế xã hội” do Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng khẳng định: “Chính sự kết nối này tiềm tàng những nguy cơ, rủi ro, gây mất an toàn với người sử dụng. Sẽ càng nghiêm trọng hơn khi rủi ro xảy ra với các hệ thống thông tin quan trọng trong các lĩnh vực tài chính, điện lực, ngân hàng, hàng không…”.  Chính vì nhận thức và nhu cầu như vậy, nên dịch vụ phát triển mật mã dân sự đang có môi trường rất tốt để phát triển. “Thiên thời” là vậy, nhưng định hướng phát triển của các doanh nghiệp cung cấp mật mã dân sự phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Ông Đặng Vũ Sơn – Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng “mục tiêu quản lý nhà nước về mật mã dân sự có phần góp phần hình thành nền công nghiệp an toàn thông tin, phục vụ sản xuất và kinh tê xã hội. Chú trọng phát triển các sản phẩm mật mã dân sự của Việt Nam đáp ứng nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu”.

Cục Quản lý mật mã dân sự và kiểm định sản phẩm mật mã cho biết đã cấp phép hơn 900 mã sản phẩm mật mã dân sự, cấp phép kinh doanh cho 41 doanh nghiệp và cấp 59 giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

Tin bài liên quan

TPHCM: Đất nền sôi động trở lại

Câu chuyện quản lý: Điện tử hóa thay người

TP.Hồ Chí Minh phát triển nhanh thứ hai Châu Á vào năm 2021

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chỉ đạo làm rõ vấn đề Báo Lao Động nêu tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Đ.T

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/kinh-te/mat-ma-dan-su-ngay-cang-duoc-dung-nhieu-trong-san-xuat-kinh-doanh-549137.ldo