Mặt biển 'bốc khói' và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi trời lạnh

Những làn khói trắng xuất hiện trên biển tao nên cảnh quan vô cùng kỳ ảo và đẹp mắt.

Theo các chuyên gia, do sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa nước biển và nhiệt độ trong không khí đã tạo nên những làn khói như vậy. Sau khi nước biển bốc hơi, chúng thành các tinh thể băng.

Một nhân chứng cho hay, thời điểm đó nhiệt độ ngoài trời hạ xuống -28 độ C. Khi không khí quá lạnh so với nước, hiện tượng bốc khói độc đáo kiểu này sẽ xảy ra.

Hiện tượng băng tóc (hair ice) chỉ xảy ra ở nơi có một loại nấm đặc biệt sống trên gỗ mực, giúp tạo ra những sợi băng mỏng với đường kính khoảng 0,01mm.

Tinh thể băng hình thành trên gỗ vào đêm đông ẩm ướt khi nhiệt độ ở dưới 0 độ C.

"Trông chúng giống như kẹo bông gòn vậy. Nhưng khi bạn bẻ khúc cây, chúng sẽ tan chảy ngay lập tức nếu tay bạn chạm vào"

Hoa sương là tinh thể nước đá thường được tìm thấy ở những biển băng trẻ và các hồ băng mỏng. Các tinh thể nước đá này cũng gần giống sương muối nhưng phát triển với đường kính khoảng 3-4 cm.

Hoa sương giá được hình thành trên biển băng mỏng khi không khí lạnh hơn nhiều so với lớp băng phía dưới. Thường sự khác biệt nhiệt độ giữa bề mặt băng và không khí cần ít nhất là 15°C.

Cột sáng là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống cực thấp, thường là tại những nơi thuộc vùng cực Bắc của Trái Đất. Trong điều kiện giá lạnh đó, ở gần mặt đất sẽ xuất hiện những giọt tinh thể băng sương siêu nhỏ. Ánh sáng từ đèn đường hay những ngôi nhà khi chiếu lên sẽ bị dội ngược xuống, tạo thành những cột sáng. Tùy vào màu sắc của nguồn sáng mà những cột sáng này sẽ có màu sắc sặc sợ hay không.

Đá tuyết là do nhiệt độ giảm xuống ở mức nhất định, tại gần bờ hồ sẽ xuất hiện những tinh thể bằng băng rất nhỏ. Dần dần, nhờ những con sóng, chúng được bồi thêm nhiều lớp, và từ đó tạo nên một biển những quả bóng băng trên mặt nước.

Hiện tượng “bánh tuyết” chỉ xuất hiện khi tinh thể tuyết trong nước nằm ở cách xa bờ. Lúc này sẽ không còn những con sóng lăn chúng thành hình cầu nữa, thay vào đó chúng sẽ nổi dập dềnh và bồi tụ dần tạo thành những phiến mỏng dẹt như bức ảnh ở trên.

Hiện tượng Mặt trời giả (còn gọi là hiện tượng ba mặt trời) xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên.

Nước mặn cũng có thể đóng băng như nước ngọt nhưng ở nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ đóng băng của nước biển vào khoảng -2.2 độ C. Những gợn sóng khi đóng băng sẽ đặc sệt, di chuyển chầm chậm 1 cách kỳ lạ.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mat-bien-boc-khoi-va-nhung-hien-tuong-ky-la-xay-ra-khi-troi-lanh-1485299.html