Mark Zuckerberg có thể mất chiếc ghế cao nhất ở Facebook ngay trong tháng sau

Tại cuộc họp cổ đông thường niên, nhiều đề xuất của các cổ đông có thể sẽ được đem ra biểu quyết.

Nhiều nhà đầu tư của Facebook đang cố gắng “đẩy” Mark Zuckerberg ra khỏi chiếc ghế chủ tịch và phản đối những gì họ cho là một cấu trúc cổ phiếu thiếu công bằng.

Trong một hồ sơ được đệ trình lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) vào hôm thứ 6 tuần trước, Facebook cho biết cuộc họp cổ đông thường niên trong năm nay sẽ được diễn ra vào ngày 30 tháng 5 tới. Hãng này đồng thòi xác nhận những vấn đề được cổ đông đề xuất sẽ được bỏ phiếu biểu quyết trong sự kiện này.

Trong số tám vấn đề được cổ đông đề xuất, có hai vấn đề quen thuộc với Mark Zuckerberg và các thành viên còn lại của hội đồng: Các nhà đầu tư đang cố gắng thúc ép và đề xuất những thay đổi trong vấn đề quản lý và điều hành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Một đề xuất được đặt tên “Cổ đông đề xuất liên quan đến ghế chủ tịch độc lập,” trong đó có thể sẽ đẩy Mark Zuckerberg ra khỏi ghế chủ tịch và thay thế vào đó là một nhân sự độc lập khác.

“Đẩy” Mark Zuckerberg ra khỏi chiếc ghế cao nhất tại Facebook

Thực tế, thông tin về việc các cổ đông đề xuất đẩy Mark Zuckerberg ra khỏi ghế chủ tịch Facebook đã xuất hiện từ hồi tháng 7 năm ngoái khi nhiều cổ đông quá mệt mỏi với vụ scandal hàng triệu thông tin người dùng bị lạm dụng liên quan đến công ty Cambridge Analytica. Phản hồi lại đề xuất trong hồ sơ của SEC, Facebook kêu gọi các nhà đầu tư không thông qua đề xuất này vào thời điểm đó.

“Chúng tôi tin rằng ban giám đốc đang vận hành hiệu quả với cấu trúc hiện tại, và rằng cấu trúc hiện tại mang đến sự bảo vệ cho quyền giám sát phù hợp,” Facebook nói. “Chúng tôi không tin rằng việc yêu cầu ghế chủ tịch phải mang tính độc lập có thể mang lại đường hướng hay kết quả tốt hơn, thay vào đó nó có thể gây ra sự thiếu hiệu quả trong hội đồng và chức năng quản lý và các mối quan hệ.”

Cơ hội để Facebook có một chủ tịch độc lập là khá mong manh mặc dù ý tưởng này được ủng hộ bởi nhóm nhà đầu tư có khối lượng cổ phiếu tới 3 tỷ USD. Một đề xuất tương tự vào năm 2017 cũng bị dập tắt bởi quyền phủ quyết của Mark Zuckerberg.

Điều này là bởi cấu trúc cổ đông hai-nhóm của Facebook. Nhóm cổ phiếu B có quyền bỏ phiếu lớn gấp 10 lần nhóm cổ phiếu A và Mark Zuckerberg thì có quyền sở hữu tới 75% số cổ phiếu nhóm B. Điều này có nghĩa là anh đang giữ quá bán quyền bỏ phiếu tại Facebook.

Thay đổi cấu trúc cổ phiếu

Cũng chính vì lý do nói trên màn nhiều nhà đầu tư đang muốn loại bỏ cấu trúc của phiếu hiện tại của Facebook. Tại cuộc họp thường niên, một đề xuất liên quan đến nói cũng được đưa ra, trong đó các nhà đầu tư mong muốn mỗi cổ phiếu tương ứng với một phiếu bầu. Hiện chưa rõ nhà đầu tư nào đề xuất điều này, thế nhưng Facebook một lần nữa kêu gọi họ rút lại đề xuất như những gì Facebook đã làm trong năm cuộc họp thường niên gần đây nhất.

“Chúng tôi tin rằng cấu trúc vốn này hướng đến quyền lợi cao nhất của cổ đông và cấu trúc quản trị doanh nghiệp hiện tại của chúng tôi vấn hiệu quả và ổn định,” Facebook cho hay.

Lê Nam Khánh

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/cong-nghe/mark-zuckerberg-co-the-mat-chiec-ghe-cao-nhat-o-facebook-ngay-trong-thang-sau-4977717.html