Mang theo vũ khí mới, Su-57 tự phá vỡ lớp vỏ tàng hình

Nhìn cận cảnh vào lớp vỏ của Su-57, khó có thể tin được rằng chiếc chiến đấu cơ này lại có khả năng tàng hình như một tiêm kích thế hệ thứ năm.

Những hình ảnh mới đây nhất được truyền thông Nga đăng tải cho thấy chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 của nước này mang theo một hệ thống vũ khí dưới động cơ bên trái, có vẻ như là một loại pod trinh sát hoặc áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Sina.

Những hình ảnh mới đây nhất được truyền thông Nga đăng tải cho thấy chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 của nước này mang theo một hệ thống vũ khí dưới động cơ bên trái, có vẻ như là một loại pod trinh sát hoặc áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Sina.

Ngay khi bức ảnh được lan truyền trên mạng internet, nhiều ý kiến bình luận về hình ảnh này đã được đưa ra, trong đó có không ít chuyên gia khẳng định rằng với việc mang theo vũ khí ở ngoài cánh, Su-57 gần như đã đánh mất hoàn toàn khả năng tàng hình của mình. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, mối lo ngại trước kia lại một lần nữa được lật lại và nhiều nguồn tin cho rằng với thiết kế của mình, tiêm kích Su-57 chỉ có thể phần nào hạn chế được phản xạ radar nhưng nó hoàn toàn không có đủ khả năng tàng hình như một tiêm kích thế hệ năm hoàn hảo. Nguồn ảnh: Sina.

Cụ thể, trong trường hợp lớp vỏ của Su-57 được thiết kế để hấp thụ và chống phản xạ sóng radar tốt như các tiêm kích thế hệ năm của Mỹ thì hệ thống động cơ, họng hút gió và cửa xả gió của chiếc chiến đấu cơ này dường như lại là bộ phận "kém tàng hình" nhất trên chiếc Su-57. Nguồn ảnh: Sina.

Đặc biệt là ở bộ phận cửa xả gió, thiết kế ống xả động cơ của Su-57 gần như không có gì thay đổi so với thiết kế ống xả động cơ của các tiêm kích thế hệ 4++, điều này khiến cho nó khó có thể đạt được độ tàng hình tuyệt đối, ít nhất là đối phương cũng sẽ "tóm" được động cơ của Su-57 từ màn hình radar. Nguồn ảnh: Sina.

Chưa kể tới việc, toàn bộ cơ cấu động cơ của Su-57 được đặt ở phía dưới máy bay và tạo ra những đường vân gồ ghề cực kỳ dễ bị radar của đối phương phát hiện. Đây là kiểu thiết kế trái ngược hoàn toàn với các chiến đấu cơ thế hệ năm như F-22 và F-35 hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.

Trong khi các chiến đấu cơ F-35 và F-22 luôn được thiết kế động cơ đặt sát thân máy bay để tạo thành một khối thống nhất, hạn chế càng nhiều đường gờ nổi càng tốt, kiểu thiết kế của Su-57 lại hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: Sina.

Những đặc điểm trong ngoại hình thiết kế dù khiến Su-57 có hiệu suất bay tốt hơn các loại chiến đấu cơ thế hệ năm của đối phương nhưng bù lại, lại khiến nó dễ bị phát hiện hơn từ màn hình radar của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.

Ở thời điểm hiện tại, các loại máy bay tàng hình của Mỹ cũng không thực sự tàng hình mà chúng vẫn sẽ bị radar của đối phương phát hiện ra ở khoảng cách thật gần (khoảng dưới 20km). Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên với thiết kế của mình, Su-57 của Nga hoàn toàn có thể bị phát hiện từ khoảng cách lớn hơn nhiều so với các tiêm kích thế hệ năm của Mỹ, dẫn đến bất lợi cực lớn trong giao tranh khi các loại chiến đấu cơ này đối đầu nhau. Nguồn ảnh: Sina.

Theo Tuấn Anh/Kiến Thức

loading...

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/mang-theo-vu-khi-moi-su-57-tu-pha-vo-lop-vo-tang-hinh/20190723065831304