Mãn nhãn Không quân Ấn Độ duyệt binh trên trời

Các trực thăng, chiến đấu cơ của Không quân Ấn Độ mới đây đã có màn duyệt binh hoành tráng trên trời kỷ niệm 84 năm ngày thành lập lực lượng.

Hôm 8/10 vừa qua, Không quân Ấn Độ đã tiến hành cuộc duyệt binh lớn trên mặt đất và trên bầu trởi nhân kỷ niệm 84 năm ngày thành lập lực lượng (8/10/1932-8/10/2016).

Không quân Ấn Độ hiện có quân số 150.000 người được biên chế 2.086 máy bay chiến đấu các loại. Ảnh: Trực thăng Mi-17V-5 của Không quân Ấn Độ trưng bày tại một căn cứ.

Đội hình trực thăng đa năng HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ bay biểu diễn trên không.

Đáng lưu ý, đây là loại trực thăng do Ấn Độ tự nghiên cứu và phát triển. Trong 20-30 năm qua, từ một quốc gia phải đi mua máy bay, Ấn Độ đang vươn lên trở thành một quốc gia có khả năng tự lực sản xuất máy bay quân sự và tiến công thị trường vũ khí thế giới.

HAL Dhruv có thể đạt tốc độ đến 290km/h, bán kính chiến đấu 320km, tốc độ leo cao 10,3m/s.

Biên đội máy bay huấn luyện phản lực BAE System Hawk của Không quân Ấn Độ bay biểu diễn.

Ảnh: Biên đội BAE System Hawk của Ấn Độ thao diễn.

Hiện Ấn Độ có trong biên chế 90 chiếc Hawk 132 để huấn luyện phi công máy bay chiến đấu. Ngoài ra, còn có 81 chiếc HJT-16 do Ấn Độ tự sản xuất và 75 chiếc PC-7 MkII do Thụy Điển chế tạo.

Không quân Ấn Độ hiện có khoảng 800 chiếc máy bay chiến đấu có xuất xứ từ Nga – Pháp là chủ yếu. Trong đó, đóng vai trò “xương sống” là 241 máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI do Sukhoi Nga sản xuất. Hiện Ấn Độ đang cố gắng phát triển mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas để thay thế cho phi đội tiêm kích MiG-21 đã lỗi thời.

Tuy đã đưa vào sản xuất loạt nhỏ nhưng LCA Tejas vẫn thiếu một cái gì đó để khiến lãnh đạo Không quân Ấn Độ chấp nhận trang bị hàng loạt.

Máy bay huấn luyện sơ cấp PC7 MkII.

Khoảng 10 năm trở lại đây, Không quân Ấn Độ dịch chuyển dần sang việc mua sắm các máy bay quân sự Mỹ. Mà điển hình là chiếc C-130J-30 trong ảnh – phiên bản hiện đại nhất dòng máy bay vận tải hạng trung C-130 của Mỹ.

Hay máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globalmaster III thay vì Il-76MD của Nga.

Còn đây là một chiếc tiêm kích hạng nhẹ Mirage 2000 mà Ấn Độ mua của Pháp. Hiện nước này được trang bị khoảng 40 chiếc Mirage 2000H, dự kiên tất cả sẽ nghỉ hưu vào năm 2030 cùng với MiG-27ML, SEPECAT Jaguar và MiG-21.

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-doi/man-nhan-khong-quan-an-do-duyet-binh-tren-troi-765977.html