Malaysia: GD Đại học chuyển động theo nhu cầu nhân lực

Bài viết của tác giả Daniel Khoo vừa đăng tải trên Thestar.com đưa tới một cách nhìn mới về khả năng nhìn nhận cơ hội và tương lai người học của ngành GD, trong bối cảnh nhân loại bước vào kỷ nguyên công nghệ số, ít nhất là ở Malaysia.

Sunway University là một trong những trường ĐH lớn nhất Malaysia, nhưng cũng đang đối diện với tình trạng sụt giảm người học

Năng lực quan trọng hơn bằng cấp

Ngành GD đang phải chuyển mình để đáp ứng yêu cầu mở rộng cơ hội cho người học, trong bối cảnh xu hướng tuyển dụng ngày càng thay đổi, đặc biệt đối với lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và trình độ người lao động hơn là bằng cấp. Điều này có nghĩa là nhu cầu với GD ĐH ngày càng ít đi, nhưng thay vào đó, nhu cầu GD lành mạnh ở cấp tiểu học và THCS, cũng như đào tạo công nghiệp có liên quan cao hơn sau đó.

Internet đã mở rộng cánh cửa để dễ dàng tiếp cận kiến thức, đào tạo và GD cho công chúng. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ GD phải nghiêm túc nhìn lại chất lượng dịch vụ của mình. Những thương hiệu ít tên tuổi sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, nếu không muốn nói là sẽ bị đào thải, nếu không thay đổi chương trình đào tạo theo hướng thiết thực hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tiễn.

“Trình độ học vấn vẫn sẽ được xem xét và thực sự vẫn là một cân nhắc quan trọng khi đánh giá các ứng cử viên, nhưng sẽ không còn là rào cản để người lao động có hay không cơ hội việc làm”, một báo cáo từ bộ quận quản lý nhân sự của Ernst & Young (một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là một trong những tổ chức tư nhân lớn nhất của Mỹ) cho biết về xu hướng tuyển dụng mới.

Chuyển đổi để tồn tại

Ở Malaysia, một số nhà cung cấp GD hàng đầu tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ xu hướng sử dụng nhân sự mới, để tìm hiểu xem đó nó có thể trở thành tiêu chuẩn bền vững giữa các ngành công nghiệp hay không.

“Số lượng SV vào cuối quý tài chính giảm xuống còn 2.920 so với quý trước là 3.594. Số lượng SV được dự kiến sẽ cải thiện trong học kỳ tháng 11/2018” - Protasco cho biết trong các thuyết minh về báo cáo tài chính của mình. Công ty cũng cho biết, những ngành học đông SV là những ngành học thiết thực, được các tập đoàn săn đón hơn cả.

Các doanh nghiệp lớn cũng tăng cường đầu tư hoặc liên kết đào tạo với các trường ĐH và CĐ (chủ yếu là thông qua các trường tư). Một số báo cáo tài chính của các tập đoàn này ghi nhận tăng trưởng doanh thu bình quân tăng đáng kể so với trước đây của các trường được đầu tư hay liên kết, nguyên nhân là người học tăng cao, nhiều doanh nghiệp cũng đặt hàng đào tạo, do các lĩnh vực GD phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như mở ra cơ hội nghề nghiệp sáng lạn cho người học sau tốt nghiệp.

Ngược lại, cũng có không ít báo cáo về sự thua lỗ tài chính nặng nề. Chẳng hạn Tập đoàn SMRT có cổ phần trong lĩnh vực GD thông qua 57% sở hữu của mình là Minda Global Bhd, điều hành Trường ĐH Khoa học Y khoa Cyberjaya, ĐH Metropolitan, các trường CĐ Đô thị châu Á và Trường Quốc tế châu Á...

Cũng thua lỗ nặng nề là trường hợp của công ty đa lĩnh vực Protasco, đang sở hữu Trường ĐH Hạ tầng Kuala Lumpur. Trong báo cáo tài chính quý 2/2018 của mình, công ty đã báo cáo lỗ trước thuế là 2,03 triệu RM. Thua lỗ này xuất phát từ việc Trường ĐH Hạ tầng Kuala Lumpur đã trải qua sự sụt giảm nghiêm trọng về người học, với số SV trong năm tài khóa 17 xuống còn 3.517 người, từ con số 3.976 người học một năm trước.

Báo cáo tài chính quý 2/2018 (kết thúc vào ngày 30/6) cho thấy lĩnh vực GD ở Malaysia gánh khoản lỗ trước thuế là 3,59 triệu RM từ lợi nhuận trước thuế là 35.000 RM trong năm học vừa qua. Sự sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế được chỉ ra là do số lượng SV nhập học thấp, tập trung chủ yếu ở những ngành học truyền thống, hay nói cách khác là xa rời với sự chuyển động của thời đại công nghệ số hiện nay.

Theo Thu Hằng -Thestar.com

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/malaysia-gd-dai-hoc-chuyen-dong-theo-nhu-cau-nhan-luc-3950019-b.html