Malaysia chịu ảnh hưởng nặng do cháy rừng Indonesia

Chỉ chưa đầy 1 tháng sau vụ sự cố hỏa hoạn lịch sử tại vùng rừng Amazon, mới đây gần 930.000ha diện tích rừng trên đảo Sumatra và đảo Borneo của Indonesia đã bị thiêu rụi. Hàng trăm cư dân đã được sơ tán khỏi khu vực thiên tai và 9.000 binh sĩ được điều động để cố gắng khắc phục sự cố cháy rừng.

Malaysia đều chìm trong màn khói mù, ảnh hưởng từ vụ cháy rừng tại Indonesia.

Malaysia đều chìm trong màn khói mù, ảnh hưởng từ vụ cháy rừng tại Indonesia.

Nguyên nhân của vụ cháy rừng được cho là bắt nguồn từ những hoạt động canh tác nông nghiệp, đốt rừng khai hoang những mảnh đất màu mỡ phục vụ cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, khí hậu ấm lên toàn cầu cũng được cho là nguyên nhân gián tiếp gây ra những vụ cháy rừng trên đảo Sumatra và Borneo của Indonesia.

Trong khi đó, theo đài CNN Indonesia, các quốc gia láng giềng như Singapore và Malaysia đều chìm trong màn khói mù, ảnh hưởng từ vụ cháy, cùng với mức độ ô nhiễm không khí đã chạm đến ngưỡng gây hại cho sức khỏe.

Vào ngày 10-9, tại bang Sarawak, Malyasia báo cáo cho thấy chỉ số ô nhiễm không khí đã tăng đột biến, giới chức trách của bang ngay sau đó đã phân phát gần nửa triệu mặt nạ phòng độc cho người dân ngay sau khi khói mù từ những vụ cháy rừng trên diện rộng đến từ quốc gia láng giềng. 409 trường học đã được yêu cầu đóng cửa cho đến khi sự cố môi trường được xử lý xong.

Trong hơn 24 giờ qua, đã có 11/16 bang và vùng lãnh thổ của Malaysia đã ghi nhận chỉ số API đã đạt ngưỡng gây hại cho sức khỏe, trong khoảng từ 101-200 (API là chỉ số đo lường chất gây ô nhiễm để đánh giá chất lượng không khí, chỉ số API cang cao, nồng đố bụi mịn trong không khí càng lớn, ngưỡng bình thường trong khoảng 0-50).
Trong khi đó, quận Rompin tại bang Pahang ghi nhận chỉ số API cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe khi đạt đến mức 232.

Những hình ảnh ghi nhận tại thủ đô Kuala Lumpur cho thấy tòa tháp đôi Petronas đã chìm trong màn khói mù dày đặc. Nhiều cư dân phải đeo mặt nạ chống độc khi ra đường cũng như ở trong nhà khi không cần thiết. Chính quyền Malaysia cũng đã thúc giục Indonesia cần phải hành động ngăn chặn khói bụi lan rộng hơn nữa.

Chính quyền Indonesia đã cố gắng ngăn chặn những hoạt động canh tác đất nông nghiệp bằng việc đốt rừng. Án phạt dành cho những người vi phạm có thể lên đến 10 tỷ Rupiah, tương đương 700.000USD và phải đối mặt với mức án 10 năm tù. Dù án phạt nặng đã được ra nhưng vấn đề đốt rừng tại Indonesia vẫn luôn tiếp diễn. Cháy rừng cũng đã làm ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu tại Indonesia.

Thiên Bảo

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/the-gioi/malaysia-chiu-anh-huong-nang-do-chay-rung-indonesia-72134.html