Mai Phương bị ung thư phổi: Ngừa bệnh thế nào?

Thông tin diễn viên Mai Phương mới 33 tuổi đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khiến nhiều người lo lắng. Để phòng ngừa bệnh phổi, bạn nên tránh xa những nơi có khói thuốc và bổ sung một số thực phẩm làm sạch phổi.

90% bệnh nhân ung thư phổi là những người đã và đang hút thuốc lá. Do đó, điều tiên quyết khi phòng ngừa ung thư phổi là không được hút thuốc lá, và tránh xa nơi có khói thuốc. Hãy chọn môi trường làm việc an toàn.

Ngoài khói thuốc lá, khói dầu nhà bếp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi bởi một số thành phần có trong dầu thực vật khi chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư. Bạn cần hạn chế tối đa khói dầu cả trong bếp gia đình.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc, làm sạch phổi mạnh nhất mà chúng ta nên bổ sung nhiều hơn vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là đối với người hút thuốc.

Tỏi: Hàm lượng allicin cao trong tỏi làm giảm viêm và chống nhiễm trùng. Nó phá bỏ các tế bào gốc tự do và có thể giúp cải thiện bệnh hen suyễn. Gần đây, một nghiên cứu từ tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư cho biết ăn tỏi sống hai lần một tuần làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi một nửa.

Nghệ và gừng: Gừng có chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi - nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe. Tương tự gừng là nghệ. Nghệ có đặc tính kháng viêm, bổ sung thêm một lượng lớn curcumin giúp loại bỏ các tế bào ung thư.

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Loại rau xanh này có một hợp chất hoạt tính được gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Mộc nhĩ chứa chất kết dính mạnh, có thể làm nhuận phổi, làm sạch máu, nếu ăn thường xuyên có thể làm sạch "rác" trong cơ thể, thải độc phổi hiệu quả.

Mật ong: Là sản phẩm thiên nhiên vô cùng tốt với sức khỏe. Mật ong vị ngọt, tính bình, có thể nhuận phổi, giải độc, bổ trung, sử dụng mật ong thường xuyên giúp trị ho, trị chứng khô phổi.

Chanh: Chứa hàm lượng vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cao, ngoài ra còn có nhiều thành phần có tính kiềm cao như axit hữu cơ, axit citric. Tính chất kiềm của chanh có thể giúp trị ho, ngừa đờm, thải độc phổi hiệu quả.

Bạc hà: Là loại thảo mộc có tinh dầu, có mùi thơm dịu, có tác dụng làm dịu các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh, viêm họng, xoang hữu ích.

Nho: Các thành phần hoạt tính có trong nho có thể giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất của tế bào, giúp tế bào phổi thải độc tố hiệu quả. Vì vậy, những người thường xuyên hút thuốc hoặc ngửi nhiều khói thuốc nên chăm chỉ ăn nho để làm sạch phổi.

Củ cải: Đây được coi là nhân sâm trắng và có tác dụng thải độc phổi hiệu quả. Trong Đông y, đại tràng và phổi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thải độc của phổi phụ thuộc vào độ trơn tru trong vận động của đại tràng, và củ cải có thể giúp đại tràng tăng cường bài tiết.

Cà rốt: Mỗi người một ngày cần nạp 10 mg carotene tự nhiên, và ăn cà rốt có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt là có tác dụng bảo vệ hiệu quả.

Nấm đông cô, hoa bách hợp đều có tác dụng dưỡng phổi, tư âm, giúp phổi thải độc tốt. Ảnh: Internet.

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Thảo Nguyên (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/mai-phuong-bi-ung-thu-phoi-ngua-benh-the-nao-1272795.html